a) Viết một số có bốn chữ số bất kì.
– Viết cách đọc số đó.
– Viết số đó thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị.
– Viết số liền trước (hoặc số liền sau) của số đó.
– Làm tròn số đó đến hàng trăm hoặc hàng nghìn.
b) Cắt, dán và viết các thông tin liên quan đến số vừa viết ở câu a rồi trang trí cho đẹp.
Phương pháp giải:
a) Viết một số có 4 chữ số rồi thực hiện theo yêu cầu đề bài.
b) Cắt, dán và viết các thông tin liên quan đến số vừa viết ở câu a rồi trang trí.
Lời giải:
Em tham khảo số liệu sau:
a) Số 2 089
– 2 089: Hai nghìn không trăm tám mươi chín.
– 2 089 = 2 000 + 80 + 9.
– Số liền sau của 2 089 là 2 090.
– Số liền trước của 2 089 là 2 088.
– Số 2 089 làm tròn đến hàng trăm là 2 100.
– Số 2 089 làm tròn đến hàng nghìn là 2 000.
b)
Giải toán lớp 3 trang 50 Tập 2 Cánh diều
Toán lớp 3 Tập 2 trang 50 Bài 2: Góc sáng tạo: Trang trí hình tròn.
Dùng compa để vẽ các đường tròn rồi tô màu theo ý thích của em.
Phương pháp giải:
Dùng compa để vẽ các đường tròn rồi tô màu theo ý thích của em.
Lời giải:
Học sinh vẽ hình tròn rồi tô màu tùy ý.
Toán lớp 3 Tập 2 trang 50 Bài 3: Thảo luận rồi vẽ đường tròn lớn trên sân trường mà không dùng compa.
Phương pháp giải:
Thảo luận rồi vẽ đường tròn lớn trên sân trường mà không dùng compa.
Lời giải:
Em tham khảo cách làm sau:
Cắt một đoạn dây với độ dài tùy ý, buộc mỗi đầu dây vào một cái cọc. 1 đầu dây của cọc được buộc thêm 1 viên phấn.
1 bạn học sinh đứng cố định ở một đầu dây, một bạn khác kéo căng cây và xoay chiếc cọc còn lại 1 vòng tạo thành một hình tròn.
Giải toán lớp 3 trang 51 Tập 2 Cánh diều
Toán lớp 3 Tập 2 trang 51 Bài 4: Tập ước lượng:
a) Quan sát tranh và nhận xét cách ước lượng của hai bạn dưới đây:
b) Quan sát tranh rồi ước lượng số gam hạt sen trong mỗi lọ sau:
c) Quan sát tranh rồi ước lượng mỗi bình sau chứa khoảng bao nhiêu lít nước:
Phương pháp giải:
Quan sát tranh em ước lượng số gam hạt sen và số lít nước rồi điền số thích hợp vào ô trống.
Lời giải:
a) Bạn Thảo và Huy ước lượng số hạt trọng lọ dựa vào việc quan sát lọ bên cạnh đã biết số hạt và chia thành các phần bằng nhau.
b) Quan sát tranh ta thấy lọ thứ nhất có 1 phần hạt ứng với 120 g.
Lọ C có phần hạt nên lọ C có khoảng 120 x 2 = 240 g
Lọ D phần hạt nên lọ D có khoảng 120 x 3 = 360 g.
c)
Quan sát tranh ta thấy lượng nước trong bình thứ nhất gấp đôi lượng nước ở bình E.
Vậy E có khoảng 20 : 2 = 10 lít.
Lượng nước ở bình E gấp đôi lượng nước ở bình G nên bình G có khoảng 10 : 2 = 5 lít.
Bài giảng Toán lớp 3 trang 49, 50, 51 Em vui học toán – Cánh diều
====== ****&**** =====