Soạn bài Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)
* Trước khi đọc
Câu hỏi trang 42 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn.
Trả lời:
– Trận đánh chưa thành công : Hai lần đều thất bại!
+“Cứ điểm nhỏ , bóp nát lúc nào cũng được”. Đó là suy nghĩ của phần lớn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 khi nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Chùa Cao trong đợt 2 của chiến dịch Quang Trung (tháng 6 – 1951)
+ Sau những thắng lợi liên tiếp trong đợt đầu của chiến dịch Quang Trung, Bộ Tư Lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Chùa Cao, tổ chức đánh viện và chuẩn bị tiến công. Trung đoàn 88 vinh dự nhận được nhiệm vụ quan trọng của Đại đoàn, mặc dù Trung đoàn chưa có kinh nghiệm đánh công kiên ở địa hình đồng bằng.
+ Sau khi giành lại toàn bộ cứ điểm Chùa Cao, địch tổ chức thay quân, củng cố lại cộng sự và tăng cường hỏa lực. Về phía đại đoàn 308, sau đợt 1 không thành công đã lại giao cho Trung đoàn 88 tiếp tục tiến công cứ điểm Chùa Ca lần thứ hai với lí do “quân địch mới đến chưa quen địa hình” và để khích lệ tinh thần, ổn định tư tưởng cho bộ đội sau trận tiến công không thành công. Rút kinh nghiệm của lần trước, lần này công tác điều khiển, chuẩn bị cho trận đánh được chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Nhưng có một công việc qua trọng cần chuẩn bị Ban chỉ huy không quan tâm tới – đó là chuẩn bị về mặt tinh thần cho bộ đội, nhất là sau những mất mát lớn của đồng chí, đồng đội. Người ta thường nói tư tưởng không thông, vác bình tông không nổi. Hệ quả của lần tiến công thứ hai cũng không thành công.
– Trận chiến ấy mang lại cảm giác buồn thương tiếc nuối bởi sự mất mát, hi sinh của những trái tim hướng về tổ quốc bên cạnh đó trận chiến còn đem đến sự nể phục, kính trọng trước tinh thần dũng cảm, can đảm của những người lính…
– Điều ấn tượng : Hơn 68 năm đã trôi qua nhưng dư âm của trận đánh vẫn còn đó, nhất là những bài học được rút ra từ trận đánh này thì vẫn còn nguyên giá trị – đó là bài học về xây dựng quyết tâm, bài học về đánh giá địch – ta , “biết địch biết ta trăm trận không bại”, bài học về công tác chỉ huy chiến đấu và vận dụng chiến thuật đánh công kiên.
* Đọc văn bản
Câu hỏi 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.
Trả lời:
– Thời gian: Mở đầu bài thơ, Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt.
– Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược.
Câu hỏi 2 trang 43 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: – Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình
– Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa
Trả lời:
* Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Hoàn cảnh:
– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Hình ảnh ẩn dụ “chí”, “địa trục” thể hiện chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời của nhân vật trữ tình.
– “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Hình ảnh “tẩy binh”, “thiên hà” thể hiện khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.
Khát vọng:
– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Khát vọng xoay chuyển càn khôn, giúp đời.
– “Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: Khát vọng được cống hiến, được ra sức phò tá vua, giúp nước.
Tâm trạng:
– “Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Nỗi buồn, uất ức vì chí lớn không được.
– “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Nỗi thất vọng, chán nản vì không có cơ hội cống hiến.
– “Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: Nỗi niềm trăn trở, lo âu cho vận mệnh đất nước.
– “Đường mây lơ lửng trời xanh ngắt”: Nỗi cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời.
Ngoài ra:
– Hình ảnh “gươm”, “trăng”, “bóng nguyệt” thể hiện tâm hồn và khí phách của người anh hùng: hào hùng, tráng kiện, nhưng cũng đầy bi tráng.
– Giọng thơ bi tráng, thể hiện tâm trạng uất ức, ngậm ngùi của nhân vật trữ tình.
* Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa:
Liên thơ thứ hai (câu 3-4):
– Ẩn dụ:
+”Trí chủ hữu hoài phù địa trục”: Ẩn dụ chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời.
+”Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”: Ẩn dụ khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.
– Đối:
+”Trí chủ” đối với “tẩy binh”
+”Phù địa trục” đối với “vãn thiên hà”
-Điển tích:
+”Tẩy binh”: “Tẩy binh mã” của Đỗ Phủ.
Liên thơ thứ ba (câu 5-6):
-So sánh:
+”Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt”: So sánh hình ảnh “bóng nguyệt” với “gươm” để thể hiện sự trăn trở, lo âu của nhân vật trữ tình.
-Ẩn dụ:
+”Gươm”: Ẩn dụ cho khí phách anh hùng, cho khát vọng được cống hiến.
+”Bóng nguyệt”: Ẩn dụ cho sự cô đơn, lạc lõng.
-Điển tích:
+”Mài gươm”:”Tráng sĩ ca” của Hàn Dũ.
* Sau khi đọc
Câu hỏi 1 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ
Trả lời:
– Thể thơ của bài thơ “Cảm hoài” : Thất ngôn bát cú
– Nhân vật trữ tình của bài thơ : nhà thơ Đặng Dung , thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh.
Câu hỏi 2 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì?
Trả lời:
– Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình:
+Trời đất rộng lớn
+ Khúc ca say
+ Tên hàng thịt
+Kẻ câu cá
+ Bậc anh hùng
-Đặc điểm của hoàn cảnh tình thế đó : Hoàn cảnh – tình thế phức tạp hỗn loạn trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược đã khơi dậy sự bất bình , uất ức nhà thơ khát khao được góp công sức cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài bởi tuổi đã già. Để vơi đi nỗi đau đớn, nhà thơ đã tìm đến những cuộc rượu dài, đắm chìm vào những lời hát nghêu ngao. Từ những trải nghiệm về cuộc đời tác giả Đặng Dung đã thể hiện quan niệm về vận khứ của người anh hùng trước sự thành bại của sự nghiệp.
Câu hỏi 3 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc , suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó.
Trả lời:
– Đứng trước tình thế loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ nhân vật trữ tình lòng dạ bối rối “việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi” và đó chính là bi kịch của người anh hùng khi trở nên bất lực trước thời cuộc. “Thiên địa nhập hàm ca” biểu lộ một thái độ về sự đảo điên trong cuộc đời . Câu một và câu hai tương phản về mặt ý nghĩa đã nói lên nỗi lòng cảm hoài của nhà thơ
– Hai câu thơ trong phần thực đổi nhau nêu bật “gặp thời” và “thất thế” đối với người anh hùng như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng, xót xa . Gặp thời những kẻ “đổ điếu” cũng dễ dàng làm nên công trạng, sự nghiệp lớn. Ấy vậy mà sau trăm năm đã trôi qua, biết bao vận đổi sao dời mà ba chữ “ẩm hận đa” vẫn làm nhức nhối lòng người – nhức nhối trong lòng nhân vật trữ tình . Đó là nỗi cảm hoài , là nỗi cay đắng của người anh hùng thất thế , lỡ bước, chán trường, bất lực trước cuộc đời ngàn vạn bão giông đang giăng đầy.
Câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Trả lời:
Giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng quen thuộc:
+ “xoay trục đất, kéo sông Ngân” : Hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
+ “rửa binh khí” : Có thể hiểu là chuẩn bị binh sĩ trước khi gặp mưa. Vũ Vương chuẩn bị binh sĩ để phạt trừng kẻ thù và gặp mưa. Mặc dù có người nghĩ rằng điều này không thuận lợi, nhưng Vũ Vương cho rằng là trời giúp rửa sạch binh khí để chuẩn bị cho cuộc xuất chinh. Cũng có thể hiểu “rửa binh khí” là rửa sạch binh khí để cất giữ, ý nói đến sự chuẩn bị cho chiến tranh. Ở đây, Đặng Dung đang đưa quân đánh quân Minh, thể hiện ý sẵn sàng chiến đấu hoặc ý nói đất nước thanh bình không còn cảnh binh lửa, sau khi thắng trận trở về, các tướng cầm quân tìm đến bãi sông rộng để binh sĩ được tắm mát nghỉ ngơi.
+ “Long Tuyền”: thanh tể tướng kiếm, đây là thanh dương, một trong bốn kiếm báu trong kho tàng điển tích Tàu.
Câu hỏi 5 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.
Trả lời:
– Đến hai câu thơ cuối bài nhà thơ lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thân,đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Hai câu thơ thể hiện tráng khí của nhà thơ đó là hình ảnh của “ đầu tiên bạch” và “ Kỉ độ Long Tuyền”. Đây đều là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng. Câu thơ đầu tiên ý muốn nói đến khát khao dâng hiến còn thể hiện ở hành động quyết tâm “ Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Tuy nhiên điều làm cho bài thơ không mang tính bi quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm dưới nguyệt. Hình ảnh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả.
– Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong hai câu kết mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiện trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “ mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).
Câu hỏi 6 trang 44 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ
Trả lời:
Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ:
+ Nội dung thể hiện tình cảm, tư tưởng bao gồm ba nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.
+ Sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”, “trí chúa”, “vận khứ”, “đồ điếu”…
+ Sử dụng nhiều điển tích, điển cố
+ Sử dụng một thể thơ cổ thi “thất ngôn bát cú” tuân thủ chặt chẽ quy định niêm, luật của thể thơ.
* Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài
Trả lời:
Bài thơ “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Nhận xét về bài thơ, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” – Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi. Quả đúng là như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Và đó cũng chính là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua hai biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ không chỉ là một con người khao khát cống hiến tài năng mà ông còn thổ lộ những ước muốn đầy nhân văn, mong muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trên xuồng cứu nạn (Trích Cuộc đời của Pi – Y-an Ma-ten – Yann Martel)
Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)
Tây Tiến (Quang Dũng)
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ