Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Mở đầu trang 21 Bài 4 Lịch Sử 9: Bức ảnh bên ghi lại thời điểm thành phố Luân Đôn (Anh) bị máy bay Đức ném bom. Lực lượng không quân Đức ném bom xuống các mục tiêu quân sự cũng như dân sự. Cả khu dân cư đông đúc gần khu vực nhà thờ Xanh Pôn (Saint-Paul) chìm trong biển lửa. Vì sao nhân loại bị đẩy vào cuộc chiến khủng khiếp này? Cuộc chiến đã diễn ra như thế nào? Kết quả của nó tác động đến lịch sử thế giới ra sao?
Trả lời:
– Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.
+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.
+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.
– Diễn biến chính: Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong 6 năm, từ tháng 9/1939 đến tháng 8/1945.
– Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
+ Lôi cuốn khoảng 76 quốc gia vào vòng khói lửa
+ Số quân được huy động tham gia vào chiến tranh lên tới 110 triệu người
+ Khiến cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và thiệt hại về vật chất lên tới 4000 tỉ USD
1. Nguyên nhân bùng nổ
Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 9: Dựa thông tin trong bài, quan sát tư liệu 4.2, hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
– Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.
+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.
+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.
2. Những diễn biến chính
Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
– Giai đoạn 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939-1941)
+ Sau khi xâm chiếm Ba Lan, tháng 5-1940, quân Đức tổng tấn công ở mặt trận phía Tây với thế áp đảo, chiếm Hà Lan, Bi, Lúc-xăm-bua, Pháp, Đan Mạch và Na uy. Sau đó, Đức cố gắng đánh bại Anh nhưng bất thành. Ở Bắc Phi, phát xít Italia ồ ạt tấn công Ai Cập.
+ Ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. Trận chiến khốc liệt nhất đã diễn ra ở thành phố Lê-nin-grát và ngoại ô Mát-xcơ-va.
+ Trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng toàn bộ vùng Đông Nam Á. Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ cho máy bay tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Haoai. Mỹ từ bỏ chính sách biệt lập bắt đầu tham chiến. Chiến tranh lan rộng trên toàn bộ châu Âu, Bắc Phi và vùng châu Á-Thái Bình Dương.
– Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 -1945)
+ Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) đã kí bàn Tuyên ngôn Liên hợp quốc chống chủ nghĩa phát xít. Khối Đồng minh chính thức ra đời.
+ Từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi quan trọng trong trận Xta-lin-grát. Từ đây, Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang thế tấn công quân phát xít trên khắp các mặt trận.
+ Ở châu Âu:
▪ Tháng 9-1943, phát xít I-ta-li-a đầu hàng.
▪ Ngày 6-6-1944, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi, giải phóng nước Pháp.
▪ Ở mặt trận phía đông, cuối năm 1944, quân đội Liên Xô đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, rồi tiến vào Đức.
▪ Từ ngày 16-4 đến ngày 9-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc Đức đầu hàng không điều kiện.
+ Ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương:
▪ Ngày 8-8-1945, Liên Xô tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.
▪ Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật.
▪ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
3. Hậu quả
Câu hỏi trang 24 Lịch Sử 9: Hãy phân tích những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Trả lời:
– Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả nặng nề về sinh mạng và vật chất đối với toàn nhân loại.
+ Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng khói lửa.
+ Khiến hơn 60 triệu người chế, 90 triệu người bị thương.
+ Phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,…
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD, bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước cộng lại.
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chủ nghĩa phát xít
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử 9: Nguyên nhân nào đã làm nên thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai? Hãy nêu ý nghĩa của thắng lợi đó?
Trả lời:
– Nguyên nhân thắng lợi
+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đồng thời là cuộc chiến tranh chính nghĩa của phe Đồng minh, của các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
+ Các dân tộc, toàn thể nhân loại tiến bộ luôn đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng lực lượng Đồng minh chiến đấu vì nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…
+ Tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước Đồng minh, đặc biệt là của Hồng quân Liên Xô là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi.
– Ý nghĩa:
+ Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tương quan giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi,…
+ Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 26 Lịch Sử 9: Hãy vẽ trục thời gian thể hiện những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai theo gợi ý sau:
Trả lời:
Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:
Thời gian |
Sự kiện |
Tháng 91939 |
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ |
Tháng 5/1940 |
Phát xít Đức thực hiện tổng tiến công ở mặt trận phía Tây |
22/6/1941 |
Phát xít Đức tấn công Liên Xô |
Tháng 7/12/1941 |
Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng |
Tháng 11/1942 |
Khối Đồng minh chống phát xít ra đời |
Tháng 2/1943 |
Hồng quân Liên Xô giành chiến thắng tại Xtalingrat |
6/6/1944 |
Quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi (Pháp) |
9/5/1945 |
Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. |
15/8/1945 |
Nhật Bản kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. |
Luyện tập 2 trang 26 Lịch Sử 9: Theo em, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? (Hiệp ước Véc-xai? Hành động của Hit-le hay chính sách nhân nhượng của các nước châu Âu?) Giải thích câu trả lời của em
Trả lời:
– Nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là: hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp
– Giải thích:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.
+ Trong những năm 1918 – 1933, sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản đã làm cho so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản. Điều này khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp. => Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc bị đẩy lên cao, gay gắt.
Luyện tập 3 trang 26 Lịch Sử 9: Theo em, có điểm gì tương đồng trong nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?
Trả lời:
– Nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX đều là do: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
Vận dụng trang 26 Lịch Sử 9: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát lược đồ 4.4, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) để miêu tả lại trận phản công ở Xta-lin-grát.
Trả lời:
(*) Tham khảo: chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô
Mùa Hè năm 1942, tranh thủ thời cơ chưa phải đối phó với mặt trận phía tây, phát xít Đức mở cuộc tiến công lớn ở cánh phía nam mặt trận Xô – Đức hòng nhanh chóng đánh chiếm vùng dầu lửa Capcadơ và các dải đất phì nhiêu của sông Đông, Cuban và Hạ Vonga.
Trước tình hình đó, Tổng hành dinh quân đội Xô viết đã thành lập Phương diện quân Xtalingrat, đảm nhiệm phòng ngự trên mặt trận chính diện với chiều dài toàn tuyến 520km, nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch ở khu vực Xtalingrat, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công.
Ngày 17-7-1942, chiến dịch phòng ngự bắt đầu. Quân đội phát xít cố gắng tiến công thọc hậu từ hai bên sườn bao vây quân đội Liên Xô ở Calaxơ, rồi từ đó tiếp tục tiến công vào Xtalingrat. Các tập đoàn quân 62 và 64 Hồng quân đã phòng ngự rất ngoan cường và cùng các tập đoàn quân T4 và 4 liên tục phản kích, làm phá sản ý định ban đầu của địch.
Trong tháng 8/1942, Bộ chỉ huy quân sự Đức đã điều thêm lực lượng đến bổ sung, đưa quân số tham chiến tại mặt trận Xtalingrat lên đến 80 sư đoàn. Ngày 23-8, cùng với tiến công trên mặt đất, địch đã dùng trên 2.000 lần chiếc máy bay ném bom tàn phá thành phố. Quân đội Xô viết đã đưa vào chiến đấu lực lượng dự bị gồm Tập đoàn quân 24, 66 và sau đó là Tập đoàn quân CV1 cùng Phương diện quân Xtalingrat và Sông Đông liên tục phản đột kích, chặn đứng quân địch ở ngoại ô thành phố. Từ ngày 12-9, địch tiến công mãnh liệt từ các hướng tây – tây bắc và tây nam. Các trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra trên từng đường phố, từng căn nhà. Địch tập trung mọi nỗ lực cao nhất để đánh chiếm thành phố nhưng không kết quả, lại bị tổn thất quá nhiều, kiệt sức, phải dừng lại.
Ngày 18-11-1942, chiến dịch phòng ngự kết thúc. Hồng quân đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 700.000 tên địch, phá huỷ 2.000 pháo, cối, 1.000 xe tăng và 1.400 máy bay, chặn đứng được cuộc tiến công của địch và chuyển sang phản công.
Ngày 19-11-1942, các Phương diện quân Tây Nam và Sông Đông, ngày 20-11, Phương diện quân Xtalingrat bắt đầu những đòn đột kích vào trận địa phòng ngự địch, và đã đẩy quân địch lùi sâu từ 15 – 20km. Ngày 23-11, bằng các cánh vu hồi của các quân đoàn tăng thuộc các phương diện quân Tây Nam và Xtalingrat, cụm 22 sư đoàn (330.000 quân) địch đã bị hợp vây. Giai đoạn 1 chiến dịch phản công hoàn thành, từ đây quyền chủ động chiến lược trên cánh Nam mặt trận Xô – Đức (gồm vùng Capcadơ và Xtalingrat) chuyển vào tay quân đội Xô viết.
Trong tháng 12/1942, những nỗ lực mới của địch nhằm giải vây cho cụm quân Xtalingrat đều vô hiệu.
Cuộc công kích tiêu diệt cụm địch bị hợp vây được tiến hành từ 10-1-1943, sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị địch bác bỏ. Phương diện quân Sông Đông đảm đương nhiệm vụ này, và đến cuối tháng 1 đã chia cắt tập đoàn địch làm hai phần. Ngày 31-1, cụm phía nam do Thống chế Paolut trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng. Ngày 2-2, cụm phía Bắc chấm dứt kháng cự. Chiến dịch phản công kết thúc thắng lợi với việc Phương diện quân Sông Đông đã bắt 91.000 địch đầu hàng và tiêu diệt 147.000 tên khác.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3. Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Bài 4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945