Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 9 trang 64 Tập 2
1. Thơ song thất lục bát
Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
Vần: Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
Nhịp: Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
Ví dụ cách gieo vần, ngắt nhịp trong đoạn thơ sau:
Thuở trời đất / nổi cơn gió bụi
Khách má hồng/ nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia/ thăm thẳm/ tầng trên
Vì ai / gây dựng/ cho nên/ nỗi này
Trống Trường Thành/ lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền/ mờ mịt thức mây
Chín tầng / gươm báu/ trao tay
Nửa đêm / truyền hịch/định ngày / xuất chinh
(Chinh phụ ngâm, nguyện tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ich)
Sự khác biệt của thơ song thất lục bát so với thơ lục bát
Phương diện so sánh |
Thơ lục bát |
Thơ song thất lục bát |
Số chữ, số dòng |
Một cặp lục bát gồm một dòng lục và một dòng bát. |
Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát. |
Vần |
Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. |
Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. |
Nhịp |
Thường ngắt nhịp chẵn, ví dụ: 2/2/2, 2/4/2,… |
Thường ngắt nhịp 3/4 ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát. |
Hài thanh |
Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 có thể phối thanh tự do. Riêng tiếng ở vị trí 2,4,6,8 phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định: Tiếng thứ hai là thanh bằng; tiếng thứ tư là thanh trắc; riêng trong dòng bát, nếu tiếng thứ sáu là thanh bằng (ngang) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng (huyền) và ngược lại. |
Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát). |
Thành tựu của thể thơ song thất lục bát gắn liền với thể ngâm khúc, tiêu biểu như: Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Phan Huy Ích), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ),….
2. Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn
Hiện tượng đồng âm khác nghĩa và đa nghĩa khá phổ biến trong các yếu tố Hán Việt, vì vậy, khi sử dụng từ Hán Việt, cần phân biệt được các yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa, nhận biết được các nghĩa của cùng một yếu tố Hán Việt đa nghĩa.
Yếu tố Hán Việt |
Nghĩa |
Từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt |
đồng (1) |
Đứa trẻ |
hài đồng, thư đồng, đồng dao |
đồng (2) |
Con ngươi mắt |
đồng tử |
đồng (3) |
Một kim loại (kí hiệu Cu) |
đồng trụ |
đồng (4) |
Cùng, cùng nhau |
đồng bào, đồng hương, đồng minh, đồng cam cộng khổ |
kì (1) |
Không tầm thường, lạ lùng |
kì ảo, kì diệu, kì quan, kì hoa dị thảo, thần kì, truyền kì, kì hình dị dạng |
kì (2) |
Khác nhau, sai biệt |
kì thị, ý kiến phân kì |
kì (3) |
Thời hạn, thời gian |
chu kì, định kì, thời kì,… |
kì (4) |
Địa giới, cõi |
Nam Kì (Nam Kỳ),… |
kì (5) |
Lá cờ |
kì (cờ) xí, quốc kì, tinh kì,…. |
minh (1) |
– Sáng – sáng suốt – làm cho rõ |
– minh nguyệt, minh tinh,… – minh chủ, minh quân, công minh, cao minh,… – minh oan, thuyết minh, minh chứng,… |
minh (2) |
– mù mịt, tối tăm – âm phủ – liên quan tới việc sau khi chết |
– u minh,… – minh phủ,… – minh hôn, minh thọ, minh khí,… |
minh (3) |
– thề – có quan hệ tín ước |
– thệ hải minh sơn,… – đồng minh, liên minh,… |
minh (4) |
– ghi nhớ không quên |
khắc cốt minh tâm,… |
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập trang 62
Tri thức ngữ văn trang 64
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
Hai chữ nước nhà
Bức thư tưởng tượng
Thực hành tiếng Việt trang 74