Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:Giáo án Toán học 7:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. Mục tiêu
Ôn tập, củng cố các kiến thức về quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hình học.
Rèn luyện ý thức tự giác tự rèn luyện nắm vững kiến thức
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Sách giáo khoa, sách bài tập, máy tính, màn hình tivi.
– Compa, thước thẳng, ê ke, thước đo độ.
III. Tiến trình dạy học
a) Mục tiêu: Gợi nhớ, nhắc lại các kiến thức hình học trong chương III
b) Nội dung: Hãy đưa ra các nội dung đã học trong chương III
c) Sản phẩm: Tổng hợp các kiến thức đã học
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi.
- GV kết luận:
* Hoạt động 2.1: Ôn tập hệ thống kiến thức
a) Mục tiêu: Ôn lại quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
b) Nội dung: Tìm hiểu các định lí về quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
c) Sản phẩm: Các định lí về quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Nhắc lại mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác. – Mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của nó. – Mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác, bất đẳng thức tam giác. – Cá nhân HS lần lượt trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị. GV nhận xét, đánh giá., chốt kiến thức |
I. Lí thuyết 1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác: Trong DABC: 2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của nó. AH < AB, AH < AC AB > AC ó HB > HC , AB = AC ó HB = HC 3. Mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác AB + AC > BC > AB – AC |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Tính chất ba đường trung tuyến. – Tính chất ba đường phân giác. – Tính chất ba đường trung trực. – Tính chất ba đường cao. – Các nhóm thảo luận. Trả lời câu 4,5 sgk – Giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, đánh giá., chốt kiến thức |
*. Các đường đồng quy trong tam giác: Trọng tâm, điểm cách đều 3 cạnh của tam giác, điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác, trực tâm. 4. Ghép đôi hai ý để được khẳng định đúng: a – d’ ; b – a’ ; c – b’ ; d – c’ 5. Ghép đôi hai ý để được khẳng định đúng: a – b’ ; b – a’ ; c – d’ ; d – c’ |
a) Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài tập so sánh các góc, các cạnh trong tam giác. Rèn kỹ năng vận dụng các tính chất để chứng minh
b) Nội dung: Làm bài tập 63,64,65 sgk, 68, 69 sgk
c) Sản phẩm: Lời giải bài 63,64,65 sgk, 68, 69 sgk
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài tập 63 sgk. – Học sinh vẽ hình ghi GT, KL ? Nhắc lại tính chất về góc ngoài của tam giác. – Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm lời giải: ? là góc ngoài của tam giác nào ? ? ABD là tam giác gì ? – 1 học sinh lên trình bày. – Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá., chốt kiến thức * Làm bài 64sgk – Gọi HS đọc bài toán, GV hướng dẫn vẽ hình – Yêu cầu HS chỉ ra đường vuông góc, đường xiên , hình chiếu, nêu mối quan hệ giữa các yếu tố đó để c/m HN < HP. – Nêu mối quan hệ giữa các góc, các cạnh trong tam giác để c/m – GV hướng dẫn trình bày c/m. * Làm bài tập 65 theo nhóm. – Các nhóm thảo luận dựa vào bất đẳng thức tam giác. GV nhận xét, đánh giá., chốt kiến thức |
II. Bài tập Bài tập 63 (tr87) a) Ta có là góc ngoài của ABD (Vì ABD cân tại B)(1) Lại có là góc ngoài của ADE (2) Từ 1, 2 b) Trong ADE: AE > AD Bài tập 64 (tr87) Ta có: MH là đường vuông góc, MN, MP là các đường xiên, HN, HP là các hình chiếu Nếu MN < MP thì HN < HP (Quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu) và (QH giữa góc và cạnh đối diện) Mà Nên Bài tập 65/87 Vẽ được 3 tam giác có độ dài các cạnh là: 2cm, 3cm, 4cm ; 3cm, 4cm, 5cm và 2cm, 4cm, 5cm |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài 68sgk – Gọi HS đọc bài toán, gv hướng dẫn vẽ hình, hướng dẫn c/m. ? M cách đều hai cạnh của góc thì M nằm trên đường nào ? ? M cách đều hai điểm A, B thì M nằm trên đường nào ? Từ đó suy ra vị trí của M.
* Làm bài tập 69sgk – Gọi HS đọc bài toán. – GV hướng dẫn vẽ hình và chứng minh bài toán theo các câu hỏi gợi ý: -Trong tam giác OSQ có SR và PQ là các đường gì ? HS: Hai đường cao. – M là điểm gì của tam giác ? HS: M là trực tâm của tam giác. Suy ra OM là đường gì của tam giác đó ? HS: OM là 1 đường cao của tam giác. – GV hướng dẫn trình bày. |
II. Bài tập Bài tập 68/88 a) Để M cách đều hai cạnh Ox và Oy thì M nằm trên tia phân giác của góc xOy (1) Để M cách đều A và B thì M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB (2) Từ (1) và (2) suy ra M vừa nằm trên tia phân giác của góc xOy, vừa nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Vậy M là giao điểm của tia phân giác của góc xOy và đường trung trực của đoạn thẳng AB. b) Nếu OA = OB thì có vô số điểm M, tập hợp các điểm M là tia phân giác của góc xOy. Bài tập 69/88 Chứng minh Theo GT bài toán ta thấy SR và QP là hai đường cao trong tam giác OSQ. Do đó M là trực tâm của tam giác, suy ra OM cũng là 1 đường cao. Vậy OM vuông góc với SQ |
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Xem lại các bài tập đã giải.
– Làm bài tập 67, 70 (tr87-SGK)
– Chuẩn bị ôn tập cuối năm.
Xem thêm