– Mỗi xúc xắc có …………., số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương ……………….
A = {mặt …………. chấm; mặt …………… chấm; mặt …………. chấm; mặt ………….. chấm; mặt ……….. chấm; mặt ……… chấm}.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” là B = {mặt 2 chấm; mặt 4 chấm; mặt 6 chấm}. Sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” còn gọi là ………………., hay gọi đầy đủ là ……………………………… Mỗi kết quả: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm (là phần tử của tập hợp B), được gọi là một …………………….. cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn”.
– Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; …; 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:
C = {…………………………………………………….}.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là D = {…………………………………}. Sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” cũng gọi là …………….. (hay gọi đầy đủ là ………………….). Mỗi kết quả: 3; 6; 9; 12 (là phần tử của tập hợp D) cũng được gọi là một …………………. cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3”.
– Mỗi xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1; 2; 3; 4; 5; 6.
A = {mặt một chấm; mặt hai chấm; mặt ba chấm; mặt bốn chấm; mặt năm chấm; mặt sáu chấm}.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” là B = {mặt 2 chấm; mặt 4 chấm; mặt 6 chấm}. Sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” còn gọi là biến cố, hay gọi đầy đủ là biến cố ngẫu nhiên. Mỗi kết quả: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm (là phần tử của tập hợp B), được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn”.
– Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; …; 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:
C = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là D = {3; 6; 9; 12}. Sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” cũng gọi là biến cố (hay gọi đầy đủ là biến cố ngẫu nhiên). Mỗi kết quả: 3; 6; 9; 12 (là phần tử của tập hợp D) cũng được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3”.
Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, thì các số nguyên tố là: 2, 3, 5.
Vậy có ba kết quả kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố” là: mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 5 chấm.
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3” là: D = {1;2;4;5;7;8;10;11}
Vậy có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3” là: 1, 2, 4, 5, 8, 10, 11.
-
Câu 1 trang 21 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
………………………………………………………………………………………………………….
a) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” là:
………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 1” là:
………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 4” là:
………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
C = {1; 2; 3; 4; 5; 6}
a) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” là: 4; 6.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 1” là: 1, 4.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 4” là: 1, 2, 4.
Câu 2 trang 21 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4,…,51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.
a) Tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:
………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn 10” là:
………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” là:
………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4,…,51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.
a) Tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: M = {1; 2; 3; 4; 5;…; 51; 52}.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn 10” là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” là: 1; 21, 41.
-
Câu 3 trang 22 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số.
a) Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là:
………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 9” là:
………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên” là:
………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số.
a) Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là:
E = {10; 11; 12; 13;…; 98; 99}.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 9” là: 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên” là: 16, 25, 36, 49, 64, 81.
-
Câu 4 trang 22 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và có 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D.
a) Tập hợp P gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ” là:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nam” là:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
a) Tập hợp P gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:
P = {Ánh; Châu; Hương; Hoa; Ngân; Bình; Dũng; Hùng; Huy; Việt}.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ” là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nam” là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt.
-
Câu 5 trang 22 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế đó.
a) Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Á” là:
………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu ” là:
………………………………………………………………………………………………………….
d) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ” là:
………………………………………………………………………………………………………….
e) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi” là:
………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
a) Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra là:
G = {Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi}.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Á” là: Việt Nam, Ấn Độ.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu ” là: Tây Ban Nha, Đức, Pháp.
d) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ” là: Brasil, Canada.
e) Những kết quả thuận lợi cho biến cố “ Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi” là: Ai Cập, Nam Phi.
-
Câu 6 trang 23 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trong trò chơi đoán tên các tỉnh thành của Việt Nam, chị Phương ghi tên tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam (năm 2022) vào 63 phiếu, tên mỗi tỉnh thành được ghi vào đúng 1 phiếu và bỏ tất cả các phiếu đó vào hộp kín. Bạn Hoa chọn ngẫu nhiên 1 phiếu.
a) Tập hợp S gồm các kết quả có thể xảy ra đối với tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra là:
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
b) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Hà” là:
………………………………………………………………………………………………………….
c) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Ninh” là:
………………………………………………………………………………………………………….
d) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Hải” là:
………………………………………………………………………………………………………….
e) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ P” là:
………………………………………………………………………………………………………….
g) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ K” là:
………………………………………………………………………………………………………….
h) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ S” là:
………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
a) Tập hợp S gồm các kết quả có thể xảy ra đối với tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra là: S = {An Giang; Bà Rịa – Vũng Tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cần Thơ; Cao Bằng; Đà Nẵng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Nội; Hà Tĩnh; Hải Dương; Hải Phòng; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nam Định; Nghệ An; Ninh Bình; Ninh Thuận; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; TP Hồ Chí Minh; Trà Vinh; Tuyên Quang; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Yên Bái}.
b) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Hà” là: Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh.
c) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Ninh” là: Ninh Bình, Ninh Thuận.
d) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Hải” là: Hải Dương, Hải Phòng.
e) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ P” là: Phú Thọ, Phú Yên.
g) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ K” là: Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum.
h) Những kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ S” là: Sóc Trăng, Sơn La.
-