Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 16 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 38 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 36 có đáp án: Phát triển ở thực vật có hoa – Sinh Học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 11
Bài giảng Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: Phát triển ở thực vật là
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Lời giải:
Phát triển ở thực vật là: Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Phát triển ở thực vật là
A. các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.
B. quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành
C. quá trình phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).
D. các quá trình tăng chiều cao và chiều ngang của cây
Lời giải:
Phát triển ở thực vật là các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Sự ra hoa ở thực vật cần điều kiện thiết yếu nào ?
A. Chất điều hòa sinh trưởng
B. Điểu kiện ngoại cảnh (ánh sang ngoại cảnh, nhiệt độ , hàm lượng CO2)
C. Con người
D. Cả A và B
Lời giải:
Sự ra hoa ở thực vật cần các điều kiện về ngoại cảnh và chất điều hòa sinh trưởng (hormone)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Sự ra hoa của cây chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố:
A. hoocmôn ra hoa, tuổi của cây, nhiệt độ.
B. tuổi của cây, nhiệt độ, chu kì quang và hoocmôn ra hoa.
C. hoocmôn ra hoa, chu kì quang, nhiệt độ.
D. tuổi của cây, nhiệt độ và chu kì quang.
Lời giải:
Sự ra hoa của cây chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố: tuổi của cây, nhiệt độ, chu kì quang và hoocmôn ra hoa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Tuổi của cây một năm được tính theo
A. Số lóng
B. Số lá
C. Số chồi nách
D. Số cành
Lời giải:
Tuổi của cây một năm được tính theo số lá.
VD: cây cà chua khi có 9 lá sẽ bắt đầu phân hóa phát sinh thêm 5 lá và cụm hoa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Tuổi của cây 1 năm được tính theo:
A. chiều cao cây
B. đường kính thân
C. số lá
D. đường kính tán lá
Lời giải:
Tuổi của cây 1 năm được tính theo số lá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Hiện tượng cây chỉ ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá hoặc sử lý nhiệt độ thấp được gọi là
A. Quang gián đoạn
B. Sốc nhiệt
C. Xuân hóa
D. Già hóa
Lời giải:
Hiện tượng cây chỉ ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá hoặc sử lý nhiệt độ thấp được gọi là xuân hóa,
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Xuân hóa là mối phụ thuộc của cây ra hoa vào
A. độ dài ngày
B. nhiệt độ
C. tuổi cây
D. quang chu kì
Lời giải:
Xuân hóa là mối phụ thuộc của cây ra hoa vào nhiệt độ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Quang chu kỳ là gì ?
A. Là thời gian cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh hormone kích thích sự ra hoa
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ( độ dài của ngày, đêm)
C. Là thời gian chiếu sáng kích thích cây ra nhiều rễ và lá
D. Là thời gian cây hấp thụ ánh sáng giúp cho sự ra hoa
Lời giải:
Quang chu kỳ là tương quan độ dài ngày và đêm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Lời giải:
Quang chu kì là tương quan độ dài ngày và đêm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Mô tả nào dưới đây về quang chu kỳ là không đúng
A. Căn cứ vào quang chu kỳ có thể chia ra 3 loại cây: cây trung tính, cây ngày ngắn, cây ngày dài
B. Ảnh hưởng tới sự phát triển nhưng không tác động đến sự sinh trưởng của cây
C. Là thời gian chiếu sang xen kẽ với bóng tối
D. Tác động đên sự ra hoa, rụng lá, tạo củ di chuyển các hợp chất quang hợp
Lời giải:
Mô tả sai là B, quang chu kỳ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Mô tả nào dưới đây về quang chu kỳ là đúng
A. Căn cứ vào quang chu kỳ có thể chia ra 3 loại cây: cây trung tính, cây ngày ngắn, cây ngày dài
B. Ảnh hưởng tới sự phát triển nhưng không tác động đến sự sinh trưởng của cây
C. Là biên đọ nhiệt giữa ngày và đêm
D. Tác động đên sự nảy mầm
Lời giải:
Phát biểu đúng là A: Căn cứ vào quang chu kỳ có thể chia ra 3 loại cây: cây trung tính, cây ngày ngắn, cây ngày dài
B, D sai, quang chu kỳ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
C sai, Quang chu kì là tương quan độ dài ngày và đêm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Cây ngày ngắn là cây:
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ
Lời giải:
Cây ngày ngắn là cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h là:
A. Cây ngày ngắn.
B. Cây dài ngày.
C. Cây trung tính.
D. Cây Một lá mầm.
Lời giải:
Cây ngày ngắn là cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Cây nào thuộc cây ngày ngắn?
A. Cà chua, cây lạc, cây ngô
B. Cây cà rốt, rau diếp, lúa mì, sen cạn, củ cải đường
C. Cà phê, chè, lúa, đậu tương, gai dầu, hoa cúc
D. Cây cà chua, cà rốt, lúa mì, đậu tương
Lời giải:
Các cây ngắn ngày là: Cà phê chè, lúa, đậu tương, hoa cúc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Các cây ngày ngắn là:
A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Lời giải:
Các cây ngày ngắn là: Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Xem hình dưới và cho biết ý nào không đúng ?
A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa
B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa
C. Cây ngày ngắn không ra hoa vào ngày dài
D. Cây ngày dài không ra hoa vào ngày ngắn
Lời giải:
Phát biểu sai là B, cây ngày dài vẫn ra hoa khi trong đêm có ánh sáng nhấp nháy, cây ngày ngắn thì không
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Xem hình dưới và cho biết ý nào đúng ?
A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa
B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa
C. Cây ngày ngắn có thể ra hoa vào ngày dài
D. Cây ngày dài ra hoa được vào cả ngày ngắn và ngày dài
Lời giải:
Cây ngày dài vẫn ra hoa khi trong đêm có ánh sáng nhấp nháy, cây ngày ngắn thì không, do đó B, C, D đều không đúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Cây ngày dài là cây
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
Lời giải:
Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Theo quang chu kì, cây rau bina là cây ngày dài ra hoa trong điều kiện
A. chiếu sáng ít nhất bằng 14 giờ
B. chiếu sáng ít hơn 12 giờ
C. chiếu sáng ít hơn 6 giờ
D. ngày dài và ngày ngắn
Lời giải:
Theo quang chu kì, cây rau bina là cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít nhất bằng 14 giờ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Cây dài ngày có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn nếu
A. Chiếu sáng nhân tạo làm cho ngày dài ra
B. Chiếu sáng bổ sung vào ban đêm cho đủ thời gian chiếu sáng cần thiết
C. Xử lý florigen
D. Phun xitokinin trước khi cây trưởng thành
Lời giải:
Ta có thể chiếu sáng bổ sung cho đủ thời gian chiếu sáng cần thiết.
Ý C : florigen chỉ là một hormone giả thuyết của các nhà khoa học để giải thích cho sự ra hoa của cây.
Ý D xitokinin không có tác dụng làm cho cây ra hoa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Một cây ngày dài, có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa. Chu kì nào dưới đây sẽ làm cho cây này không ra hoa ?
A. Sáng: 14 giờ; tối: 10 giờ.
B. Sáng: 15,5 giờ; tối: 8,5 giờ.
C. Sáng: 16 giờ; tối 8 giờ.
D. Sáng: 4 giờ; tối: 8 giờ.
Lời giải:
Độ dài đêm tới hạn là 9 giờ vậy cây sẽ không ra hoa khi độ dài đêm nhiều hơn 9 giờ.
Chu kì sáng: 14 giờ; tối: 10 giờ sẽ làm cho cây này không ra hoa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Phitocrom là
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy mầm
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ có bản chất là phi protein và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy mầm
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa ở lá cần ánh sáng để quang hợp
D. Sắc tố không cảm nhận ánh sáng nhưng cảm nhận quang chu kỳ chứa trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Lời giải:
Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm, có bản chất là protein
VD: cây rau diếp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. phitocrom.
B. carotenoid.
C. diệp lục
D. auxin.
Lời giải:
Sắc tố cảm nhận quang chu kỳ là phitocrom
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Phitocrom Pđx có tác dụng
A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở
B. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, hoa nở
C. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng đóng, hoa nở
D. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng đóng, ức chế hoa nở
Lời giải:
Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,khí khổng mở, hoa nở.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Vai trò của phitocrom ?
A. Tác động đên sự ra hoa, nảy mầm vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng
B. Tác động đên sự phân chia tế bào
C. Kích thích sự ra hoa của cây dài ngày
D. Kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày
Lời giải:
Vai trò của phitocrom là tác động đên sự ra hoa, nảy mầm vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng.
Pđx có vai trò làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Hormone florigen có tác dụng
A. Kích thích nảy chồi
B. Kích thích ra hoa
C. Kích thích phát triển rễ
D. Kích thích nảy mầm
Lời giải:
Hormone florigen được hình thành ở lá và chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28: Hormone ra hoa có vai trò
A. Kích thích nảy chồi
B. Kích thích nảy mầm
C. Kích thích ra rễ
D. Kích thích ra hoa
Lời giải:
Hormone florigen được hình thành ở lá và chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Năng suất mía sẽ giảm rõ rệt nếu sinh trưởng và phát triển ở chúng có tương quan
A. Sinh trưởng nhanh hơn phát triển
B. Sinh trưởng chậm hơn phát triển
C. Sinh trưởng và phát triển đều nhanh
D. Sinh trưởng và phát triển bình thường
Lời giải:
Năng suất mía sẽ giảm rõ rệt nếu sinh trưởng chậm hơn phát triển, cây sẽ sớm ra hoa, chất dinh dưỡng sẽ được tập trung cho quá trình sinh sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Khi trồng dâu tằm, thuốc lá nên điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng
A. Sinh trưởng nhanh, phát triển chậm
B. Sinh trưởng, phát triển nhanh
C. Sinh trưởng chậm, phát triển nhanh
D. Sinh trưởng và phát triển chậm
Lời giải:
Dâu tằm, thuốc lá là loại cây lấy lá nên phải điều chỉnh quá trình sinh trưởng theo hướng sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm để cơ quan sinh dưỡng lớn, thu được nhiều.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Các cây ngày dài là các cây:
A. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
B. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía
C. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường
D. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
Lời giải:
Những cây thuộc cây dài ngày: Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Những cây nào sau đây thuộc cây ngày dài?
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa
Lời giải:
Những cây thuộc cây ngày dài là: cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Khoảng tháng 5 – 6 âm lịch, những người trồng quất cảnh thường “đảo quất” nhằm mục đích
A. Hạn chế cây hút chất dinh dưỡng
B. Để giảm rễ phụ
C. Để ép cây ra hoa
D. Để giảm lượng phân phải bón vào thời kỳ cây không có quả
Lời giải:
Mục đích chính của việc “đảo quất” là ép cây ra hoa, hạn chế sinh trưởng của cây, trong điều kiện thiếu nước, chất dinh dưỡng cây ưu tiên quá trình sinh sản để tạo ra thế hệ sau nên sẽ ra hoa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34: Tại sao lại phải tuốt lá cây đào để chúng nở hoa đúng dịp Tết
A. Để có chỗ cho nụ và hoa nở
B. Để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa
C. Để cây không quang hợp
D. Để phá ưu thế ngọn
Lời giải:
Khi tuốt lá đào làm cho chất dinh dưỡng tập trung hình thành nụ và hoa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn
A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng
Lời giải:
Với những cây lấy sợi, gỗ người ta cần thân cây dài, thẳng nên không cắt ngọn vì cắt ngọn làm mất ưu thế đỉnh kích thích chồi bên phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Đối với các cây trồng lấy ngọn cành: bí; mướp, su su người ta thường bấm ngọn nhằm:
A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng
Lời giải:
Đối với các cây trồng lấy ngọn cành: bí; mướp, su su người ta thường bấm ngọn nhằm kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37: Tại sao ở các vườn cây công nghiệp già cỗi người ta thường đốn sát gốc ?
A. Để trẻ hóa
B. Để cho cây chết, khi đó đào gốc sẽ dễ hơn khi cây sống
C. Để hạn chế chất dinh dưỡng mà cây hút khi đã già
D. Để cây ra hoa
Lời giải:
Đốn sát gốc (đốn đau) đối với các cây công nghiệp,cây ăn quả già cỗi là để loại bỏ phần thân già để cây mọc lên các chồi khỏe mạnh, trẻ để tăng năng suất ở vụ sau.
Biện pháp này được gọi là trẻ hóa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Thỉnh thoảng ta vẫn thấy người nông dân cắt, đốn sát gốc các cây rau sau một thời gian thu hoạch như rau muống, rau ngót để?
A. Để cây ra hoa.
B. Để cho cây chết, khi đó đào gốc sẽ dễ hơn khi cây sống
C. Để hạn chế chất dinh dưỡng mà cây hút khi đã già
D. Để loại bỏ phần thân già cỗi, cho các chồi non khỏe mạnh mọc lên
Lời giải:
Đốn,cắt sát gốc (đốn đau) đối với các cây này là để loại bỏ phần thân già để cây mọc lên các chồi khỏe mạnh, trẻ để tăng năng suất ở vụ sau. Biện pháp này được gọi là trẻ hóa
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm