Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
Bài giảng Sinh học 11 Bài 23: Hướng động
Bài 23: Tiết 23 HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học:
– Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động
– Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
– Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
– Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Trọng tâm:
– Nguyên nhân gây ra hướng động
– Vai trò của hướng động đối với thực vật
III. Phương pháp:
– Quan sát tìm tòi bộ phận
– Đàm thoại tìm tòi bộ phận
– Thảo luận nhóm
IV. Chuẩn bị của GV – HS:
– GV: +Tranh vẽ phóng to 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, một số chậu cây
+Phiếu học tập
– HS: Đọc bài trước ở nhà
V. Tiến trình lên lớp
Đặt vấn đề:
– Cho học sinh quan sát chậu cây leo mồng tơi
– Quan sát chậu cây đậu non, khi cho chiếu ánh sáng 1 phía.
Đặt câu hỏi ? Tại sao cây mồng tơi có thể bò theo cây cắm đó leo lên ? Tại sao chậu cây đậu non lại có thể uốn cong về một phía.
Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài ”Hướng động” ?
Hoạt động của thầy |
Hoạt đông của trò |
Nội Dung |
– GV: Cảm ứng là gì ? – GV: K/năng của TV phản ứng đối với kích thích là gì ? |
HS: là phản ứng của SV đối với kích thích HS: tính cảm ứng |
I. Khái niệm hướng động: 1. Khái niệm |
Hoạt động 1: – HS quan sát H 23.1, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non. ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau ? |
HS quan sát và nhận xét |
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định |
Hướng động là gì ? có mấy loại hướng động ? Phân biệt các loại đó và cho ví dụ ? |
Học sinh trả lời |
2. Phân loại: có hai loại chính – Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích. |
Cơ chế nào dẫn đến sự hướng động |
HS nghiên cứu SGK trả lời |
3.Cơ chế hướng động ở mức tế bào: Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rể, lá, mầm…) |
* Nguyên nhân nào gây ra sự sinh trưởng không đồng đều như vậy ? Hoặc TS các TB 2 giá đối diện của cơ quan sinh trưởng không đồng đều) |
HS trả lời |
4. Nguyên nhân: Do hocmôn auxin di chuyển từ giá bị kích thích đến giá không bị kích thích=> giá không bị kích thích có nhiệt độ auxin cao hơn nên kích thích tế bào sinh trưởng ** hơn. |
Hoạt động II: Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SKH mục II, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. – GV chia HS 5 nhóm, đại diện mỗi nhóm lên trinh bày 1 mục HS khác bổ sung => GV hoàn thành nội dung |
HS nhận phiếu học tập nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm -> hoàn thành. HS lên trình bày |
II. Các kiểu hướng động: ND phiếu học tập |
Các kiểu hướng động |
Tác nhân |
Đặc điểm hướng động |
1. Hướng sáng |
ánh sáng |
Thân: hướng sáng dương Rễ: hướng sáng âm |
2. Hướng trọng lực |
Đất/trọng lực |
Rể cây: hướng trọng lực dương Thân: hướng trọng lực âm |
3. Hướng hóa |
Các chất hóa học axit, kiềm, muối khoáng, hoocmôn |
Các CQST’ của cây hướng tới nguồn hóa chất: hướng hóa dương Các CQST’ của cây tránh xa nguồn hóa chất: hướng hóa âm |
4. Hướng nước |
Nước |
Rể: hướng nước dương – Thân: hướng nước âm |
5. Hướng tiếp xúc |
Sự va chạm |
Các tế bào không được tiếp xúc, sinh trưởng Các tế bào phía tiếp xúc, không sinh trưởng |
Củng cố mục II:
* Ở mục hướng trong lực yêu cầu HS trả lời
Câu hỏi lệnh/SGK
– Ở mục hướng hóa GV lưu ý về hướng động điều kiện thực tiễn SX
Hoạt động III: Yêu cầu học sinh trả lời 3 câu lệnh SGK => GV hoàn thiện kiến thức |
HS trả lời |
III. Vai trò của hướng động trong đời sống TV: – Tìm đến nguồn sáng để quang hợp VD: Cây mọc cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra ngoài cửa để đón ánh sáng. – Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và để hút nước * các chất khoáng có trong đất. – Nhờ có tính hướng hóa, rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh dưỡng. – VD cây mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, đậu ve ve… |
Cho HS điền ô chữ theo gợi ý
Gợi ý:
Câu 1: Có 7 chữ: một nhân tố môi trường tác động làm ngọn cây luôn mọc về hướng nhân tố này
Câu 2: Có 8 chữ: Dạng hướng động mà rễ cây luôn hướng về các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào
Câu 3: có 8 chữ: Hiện tượng rễ cây phát triển trong tự nhiên luôn hướng về trọng lực
Câu 4: có 5 chữ: một loại hoocmôn sinh trưởng của thực vật có ảnh hưởng đến vận động hướng động của cây
Câu 5: Có 14 chữ: Đặc tính của rể cây khi phát triển luôn hướng về nguồn nước trong đất
Câu 6: Có 5 chữ: Một bộ thực vật có các cây mà rể của nó sống cộng sinh với vi khuẩn Rhizôbium
Câu 7: Có 14 chữ: Hiện tượng cây vận động sinh trưởng và luôn luôn hướng về phía tác nhân kích thích của môi trường.
Câu 8: Có 10 chữ: Là tỷ lệ giữa lượng chất khô tích lũy trong các cơ quan có giá trị kinh tế của cây với tổng lượng chất khô mà cây quan hợp được.
Câu 9: Có 7 chữ: Là một giai đoạn của quang hợp ở cây xanh mà phản ứng chỉ xảy ra được khi có ánh sáng.
– Trả lời câu hỏi SGK
– Chuẩn bị bài mới
Phiếu học tập số 1
Các kiểu hoạt động |
Tác nhân |
Đặc điểm hướng động |
1. Hướng sáng |
|
– Thân: – Rễ: |
2. Hướng trọng lực |
|
– Rễ: – Thân: |
3. Hướng hóa |
|
– Các cq sinh trưởng của cây hướng tới nguồn hóa chất… – Các cơ quan của cây tránh nguồn hóa chất… st’ của cây trách xa nguồn hóa chất |
4. Hướng nước |
|
– Rể – Thân |
5. Hướng tiếp xúc |
|
– Các tế bào không được tiếp xúc kích thích sinh trưởng… Các tế bào phía tiếp xúc… |
Xem thêm