Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Tiết 10 BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải:
Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Phân biệt 02 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí
Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
Nếu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.
3.Thái độ: Biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản phẩm.
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Trọng tâm: Phần I, II của bài.
III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
IV. Thiết bị dạy học:
– Hình : 12.1; 12.2 (Sgk)
– Phiếu học tập
V Tiến trình bài giảng:
Giáo viên: Trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp ?
HS: Trả lời
Giáo viên nhận xét đánh giá
ở thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách, hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
Hoạt động giáo viên |
Hoạt động học sinh |
Nội Dung |
Hoạt động 01
Cho HS quan sát H12.1 SGK. (?): Hãy mô tả các thí nghiệm? Mục đích các thí nghiệm là gì?
– Lưu ý: ở thí nghiệm a: cách lắp thiết bị như vậy nhằm loại bỏ CO2 của môi trường
(?) Vậy biểu hiện bên ngoài của hô hấp TV là gì? (?) Bản chất (Bên trong)
– Giải thích thêm về thực chất của quá trình hô hấp. – Hđ 2 Dựa vào kiến thức đã học và kết quả ở các TNo nêu trên (?) Hãy viết phương trình hô hấp tổng quát? – Giáo viên hoàn chỉnh Hoạt động 3:
– Cho HS đọc mục I 3 (?): Hãy cho biết hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
Hoạt động4: – Quan sát H 12.2 (?) Hãy cho biết ở TV có thể xảy ra những con đường hô hấp nào? – Cho HS quan sát H12.2 . Đọc mục II.1 chia nhóm phát phiếu học tập số 1 -Yêu cầu HS phân biệt 2 con đường HH. – Quan sát HS hoàn thành PHT – Gọi HS bổ sung để hoàn chỉnh PHT Hoạt động 5 – Đọc mục III SgK (?) Hô hấp sáng là gì? Xảy ra ở đâu? Có lợi hay có hại cho TV? Hoạt động 6: (?) Dựa vào kiến thức quang hợp đã học hãy cho biết giữa HH và QH có mối quan hệ như thế nào? Hoạt động 7: – Đọc mục IV.2 – Hãy cho biết hô hấp chịu ảnh hưởng các yếu tố nào? Vai trò của mỗi yếu tố?
– Dựa vào kiến thức về quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu các biện pháp để bảo quản nông phẩm. Mỗi biện pháp cho 1 vd. |
– N/c Sgk – Trả lời:
TN a: chứng minh hạt nảy mầm thải CO2 TN b: Phát hiện hạt nảy mầm hấp thụ O2 TN c: Phát hiện hạt nảy mầm thải nhiệt – N/c Sgk – Trả lời
– Trả lời:
– Lên bảng viết phương trình. HS khác bổ sung
– Đọc mục I.3 – Trả lời
– Quan sát H 12.2 – Chia nhóm – Nhận PHT – Ng/cứu SGK – Thảo luận Đại diện HS lên điền vào PHT sô 1( theo HD của GV)
– Đọc SgK – Trả lời
– Đọc SgK
– Xâu chuỗi các kiến thức – trả lời
|
I. Khái quát hô hấp ở thực vật: 1.Hô hấp ở thực vật là gì?
(SGK)
2. Phương trình hô hấp tổng quát: C6H12O6 + 6 02 6CO2 + 6H2O + Q
3. Vai trò của hô hấp đối với thực vật: – Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây. – Cung cấp ATP cho các hoạt động sống của cây. II. Các con đường hô hấp ở thực vật.
III. Hô hấp sáng: (SGK)
IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường: 1. MQH giữa HH và QH: Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại. 2. Mối quan hệ giữa HH và môi trường: a. Nước(sgk) b. Nhiệt độ (sgk) c. ô xy (sgk) d. Hàm lượng CO 2(sgk) 3. Hô hấp và bảo quản nông phẩm: Quá trình HH làm phân hủy các nguyên liệu dự trữ bên trong nông sản.
Biện pháp: – Khống chế độ ẩm của nông phẩm. -Khống chế nhiệt độ môi trường -Khống chế thành phần khí của môi trường bảo quản VD: sử dụng CO2 ở nồng độ cao |
– Nắm sơ đồ các con đường hô hấp (H12.1)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
So sánh hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí
– Giống nhau: ……………………………………………………………………………………………………
– Khác nhau
Điểm phân biệt |
Hô hấp kị khí |
Hô hấp hiếu khí |
-Ôxy -Nơi xảy ra -Sản phẩm -Năng lượng tích lũy |
|
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Phân biệt đường phân với Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử
Điểm phân biệt |
Đường phân |
Chu trình Crep |
Chuỗi truyền điện tử |
1. Vị trí 2. Nguyên Liệu 3. Sản phẩm 4. Năng lượng |
|
|
|
Đáp án PHT số 01: Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí
– Giống nhau: Giai đoạn đường phân tạo ra axit piruvic (CH3COCOOH)
– Khác nhau
Điểm phân biệt |
Hô hấp kị khí |
Hô hấp hiếu khí |
-Ôxy -Nơi xảy ra -Sản phẩm
-Năng lượng tích lũy |
– Không cần – Tế bào chất – Giai đoan đường phân: tạo ra a xit piruvic (CH3 CO COOH) – Lên men tạo rượu (C2H5OH), CO2 hoặc a xit lactic (C3 H6 O3) – Tích lũy năng lượng ít. |
– Cần – Ti thể – Chu trình Crep tạo CO2 , H2O – Chuỗi truyền điện tử tạo 36 ATP
– Tích lũy 38 ATP |
Đáp án PHT số 2:
Điểm phân biệt |
Đường phân |
Chu trình Crep |
Chuỗi truyền điện tử |
1. Vị trí 2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm 4. Năng lượng |
– Tế bào chất – Glucozơ ( C6H12 O6)
– CH3COCOOH 2 ATP |
– Chất nền ti thể – A xit piruvic ( CH3COCOOH) – CO2, NADH2 , FADH 2 ATP |
– Màng trong ti thể – NADH, FADH2
– CO2 , H2O 34 ATP |
Xem thêm