Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 25
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
– Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.
– Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranhc chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.
– Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
– Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai.
– Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.
– Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá…
– Kĩ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử.
– GV yêu cầu HS cùng lập bảng thống kê các sự kiện chính
Gợi ý: – Kẻ lên bảng khung chưa có sự kiện
– Lần lượt yêu cầu HS nhớ lại và hoàn thành bảng.
Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam
(1858 – 1884)
Niên đại |
Sự kiện |
1/9/1858 |
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mỏ màn xâm lược Việt Nam |
2/1859 |
Pháp đánh Gia Định |
2/1962 |
Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì |
5/6/1862 |
Kí Hiệp ước Nhâm Tuất |
6/1867 |
Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì |
20/11/1873 |
Pháp đánh thành Hà Nội |
18/8/1883 |
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác-măng |
6/6/1884 |
Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt |
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương
(1885 – 1896)
Niên đại |
Sự kiện |
5/7/1885 |
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế |
13/7/1885 |
Ra chiếu Cần Vương |
1886 – 1887 |
Khởi nghĩa Ba Đình |
1883 – 1892 |
Khởi nghĩa Bãi Sậy |
1885 – 1895 |
Khởi nghĩa Hương Khê |
1884 – 1913 |
Khởi nghĩa Yên Thế |
Nửa cuối thế kỉ XIX |
Trào lưu cải cách Duy Tân |
Bảng kê các sự kiện chính của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
(đến năm 1918)
Niên đại |
Sự kiện |
1905 – 1909 |
– Phong trào Đông Du |
1907 |
– Đông Kinh Nghĩa Thục |
1908 |
– Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì |
1916 |
– Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế |
1917 |
– Khởi nghĩa của Binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên |
1911 |
– Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước |
Gợi ý cách làm:
– GV nêu từng vấn đề về nội dung
– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
* Nội Dung 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản … nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người sức của…
* Nội dung 2. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Hướng trả lời: Thái độ không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế.
* Nội dung 3. Phong trào Cần Vương.
Hướng trả lời: Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào.
* Nội dung 4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX.
Hướng trả lời:
+ Qui mô: Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là 3 cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.
* Nội dung 5: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hướng trả lời:
+ Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
+ Những biểu hiện cụ thể:
– Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà theo mô hình của Nhật Bản).
– Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy tân cải cách.
– Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tấng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
Yêu cầu HS lập Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong trào Cần Vương theo bảng sau:
Tên cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Người lãnh đạo |
Địa bàn hoạt động |
Nguyên nhân thất bại |
ý nghĩa, bài học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xem thêm