Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 1: Các nước phát xít trong giai đoạn 1931 – 1937 đã có những hoạt động
xâm lược nào?
Trả lời:
– Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết
thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt
động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:
+ Nhật xâm lược Trung Quốc
+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban
Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ
Cộng hoà.
+ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao
gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
Câu 2: Cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Diễn biến cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô:
– Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô.
Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu
vào lãnh thổ Liên Xô.
-Rạng sáng ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
– Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay.
* Chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía
tây Liên Xô:
– Đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát
– Đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Matxcơva
– Đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và Ucraina.
– Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân
Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp
nhoáng” của Hít-le.
– Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xô- nhưng
không chiếm được.
Câu 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?
Trả lời:
-Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.
-Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân
chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan
rộng toàn thế giới.
-Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
→Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương
chính thức bùng nổ.
→Chiến tranh thế giới thứ hai đã làn rộng khắp thế giới.
Câu 4: Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào?
Trả lời:
-Trước tình thế chiến tranh:
– Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc
gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
– Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự
của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các
nước bị phát xít chiếm đóng.
– Các nước Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa
phát xít.
→ Ngày 01/01/1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ,
Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với
toàn bộ lực lượng của mình .
→ Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
Câu 5: Trận phản công tại Xta-lin-grat: diễn biến và ý nghĩa?
Trả lời:
1. Diễn biến trận phản công tại Xta-lin-grat:
•Ngày 20-11/1942, Phương diện quân Xta-lin-grat bắt đầu những đòn đột kích
vào trận địa phòng ngự địch và đã đẩy quân địch lùi sâu từ 15 – 20km.
•Ngày 23-11/1942, bằng các cánh vu hồi của các quân đoàn tăng thuộc các
phương diện quân Tây Nam và Xta-lin-grat, cụm 22 sư đoàn (330.000 quân)
địch đã bị hợp vây.
•Giai đoạn 1 chiến dịch phản công hoàn thành, từ đây quyền chủ động chiến
lược trên cánh Nam mặt trận Xô – Đức (gồm vùng Cap-ca-dơ và Xta-lin-grat)
chuyển vào tay quân đội Xô viết.
•12/1942, những nỗ lực mới của địch nhằm giải vây cho cụm quân Xta-lin-grat
đều vô hiệu.
•Cuộc công kích tiêu diệt cụm địch bị hợp vây được tiến hành từ 10-1-1943,
sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị địch bác bỏ. Đến cuối tháng 1 đã chia cắt
tập đoàn địch làm hai phần.
•Ngày 31-1, cụm phía nam do Thống chế Pao-lut trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng.
•Ngày 2-2, cụm phía Bắc chấm dứt kháng cự. Chiến dịch phản công kết thúc
thắng lợi với việc Phương diện quân Sông Đông đã bắt 91.000 địch đầu hàng
và tiêu diệt 147.000 tên khác.
2. Ý nghĩa:
•Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế
giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ.
•Bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt
trên các Mặt trận.
Câu 6: Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào?
Lời giải:
– Phát xít Đức bị tiêu diệt:
– Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng
quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải
phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.
– Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh
bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
– Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại
Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị
tấn công Đức.
– Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1
triệu quân Đức.
– Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức.
Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
– Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu
Câu 7: Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào?
Lời giải:
Vai trò quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:
– Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
– Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.
– Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công
đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.
– Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
– Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.
Câu 8: Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu
tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Lời giải:
•Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ
không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc
chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
•Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt
để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.
•Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã
các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra
trên thế giới.)
Xem thêm