Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 15 có đáp án: Phòng trào giành độc lập ở Ấn Độ:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11
Bài giảng Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 – 1939)
BÀI 15: PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở ẤN ĐỘ (1918 – 1939)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của
phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929?
A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt
B. Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ
C. Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình
D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân
khiến cho cách mạng thiệt hại nặng
Đáp án:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh khốn cùng. Toàn
bộ gánh nặng chi phí chiến tranh của thực dân Anh đề nặng lên vai các thuộc
địa. Chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo
luật phản đông nhằm củng cố bộ máy thống trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng
căng thẳng.
=> Làn sóng đấu tranh của nhân dân chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ
trong những năm 1918 – 1922.
Đáp án D: Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân
khiến cho cách mạng thiệt hại nặng không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát
triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản
Ấn Độ (tháng 12-1925)?
A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân
B. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
C. Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có
bước phát triển
D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu
Đáp án:
Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, ở Ấn Độ đã xuất hiện những nhóm cộng
sản đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào
công nhân, tháng 12-1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
=> Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân là yếu tố
quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử
dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?
A. Biểu tình hòa bình
B. Tẩy chay hàng hóa Anh
C. Bãi khóa ở trường học
D. Biểu tình có vũ trang tự vệ
Đáp án:
Hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm
1918 – 1939 bao gồm: biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay
hàng hóa của Anh, không nộp thuế, ….
=> Biểu tình có vũ trang tự vệ không phải biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa
bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929 không chủ trương lãnh
đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa vũ trang.
B. Bãi công.
C. Biểu tình.
D. Tẩy chay hàng hóa Anh.
Đáp án:
– Đảng Quốc Đại Ấn Độ chủ trương kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (biểu tình hòa bình, bãi công ở
các nhà máy, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa Anh, không nộp
thuế,…)
– Khởi nghĩa vũ trang là sử dụng bạo lực => không phải hình thức đấu tranh
Đảng Quốc Đại đưa ra (1918 – 1929).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh
chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?
A. Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp
giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
B. Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ
C. Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ
hội sử dụng vũ lực
D. Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi
nhuận
Đáp án:
Nguyên nhân M. Gandi và Đảng Quốc đại quyết định lựa chọn phương pháp bất
bạo động, bất hợp tác để đấu tranh chống thực dân Anh là:
– Ấn Độ là thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh nên Anh phải tìm cách
giữ được Ấn Độ bằng mọi giá. Từ sau cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859), thực
dân Anh đã tăng cường sự kiểm soát của mình với Ấn Độ từ trung ương đến địa
phương, nắm độc quyền sắt => người Ấn Độ có muốn sử dụng bạo lực cũng
không có cơ hội
– Đặc điểm cơ bản của thực dân Anh là thực dân khai khẩn. Người Anh đầu tư
rất nhiều tiền của vào Ấn Độ để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, đường
sắt…nên nếu đấu tranh vũ trang nổ ra thì người chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là
Anh. Vì vậy, chính quyền thực dân luôn cố gắng tìm cách thỏa hiệp để xoa dịu
những mâu thuẫn => đây là cơ hội để Đảng Quốc đại có thể sử dụng phương
pháp đấu tranh hòa bình
– Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Hindu giáo, Phật
giáo… Đặc điểm chung của các tôn giáo là đều khuyên con người ta hướng
thiện, tránh sát sinh => ảnh hưởng đến tâm lý đấu tranh hòa bình, không sử dụng
bạo lực của người Ấn.
=> Đáp án A: Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các
tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết không phải nguyên nhân khiến Đảng
Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa
bình.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
trong những năm 1918 – 1939?
A. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.
B. Tầng lớp tri thức Ấn Độ.
C. Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.
D. Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại
Đáp án:
Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là
Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản, đứng đầu là M. Ganđi, một vị lãnh tụ có uy
tín lớn và có ảnh hưởng đối với nhân dân Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế
nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
A. Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng
B. Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh
C. Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào
D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
Đáp án:
Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) đã góp phần thúc đẩy làn
sóng chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và
Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là
A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Phong trào đã buộc các nước đế quốc phải trao trả quyền tự trị
C. Sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng vô
sản
D. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo
Đáp án:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
(1917) và sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919), trong phong trào cách mạng ở
cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước
mới – khuynh hướng vô sản với biểu hiện là sự ra đời của các Đảng Cộng sản.
– Đảng Cộng sản Trung Quốc: ra đời năm 1921.
– Đảng Cộng sản Ấn Độ: ra đời năm 1925.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát
động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?
A. Ahimsa
B. Satyagraha
C. Satya
D. Satyagraha March
Đáp án:
Dựa vào đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, M. Gandi và Đảng Quốc đại đã tiến hành
các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh theo phương thức bất bạo động, bất hợp
tác với tên gọi Satyagraha. Satyagraha có nghĩa là kiên trì chân lý. Với Gandhi,
sức mạnh chân lý là con đường duy nhất để đạt được swaraj (tự trị). Nó liên
quan mật thiết đến tính bất hại (ahimsa). Vì sức mạnh chân lý bản chất là tính
bất hại “trong hành động.” Trong khi tính bất hại lại là động lực dẫn đường, bất
hợp tác với cái ác, là hành vi chủ yếu của phong trào sức mạnh chân lý. Như
Gandhi đã từng khẳng định, “Khi ta từ chối không thực hiện một việc làm trái
với lương tri của mình, ta sử dụng sức mạnh của tâm”- ngụ ý là chính quyền sẽ
không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta bất hợp tác
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách
cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
A. bạo lực cách mạng
B. đấu tranh chính trị
C. đấu tranh vũ trang
D. hòa bình, không bạo lực
Đáp án:
Xuất phát từ đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi
lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng biện pháp hòa bình,
không sử dụng bạo lực. Phong trào này được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn
Độ hưởng ứng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến
chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động
ở Ấn Độ
C. Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt
D. Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị
Đáp án:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân ở Ấn Độ tăng cường bóc
lột thuộc địa để bù đắp thiệt hại chiến tranh và ban hành những đạo luật phản
động để củng cố bộ máy thống trị
Đáp án cần chọn là: B