Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu 1: Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?
Trả lời:
* Tình hình kinh tế: Những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn
vinh, là nước giàu nhất thế giới
– Biểu hiện
+ 1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới
+ Đứng đầu về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ …
+ 1929, nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới
Câu 2: Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì
phông vinh của kinh tế Mĩ?
Trả lời:
Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của
kinh tế Mĩ là do:
•Chính phủ Đảng Cộng hoà ra sức ngợi ca sự phồn vinh của nền kinh tế, thi
hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đặc biệt là người có tư tưởng
tiến bộ.
•Phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá. Phát triển
không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu
•Người lao động luôn đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân biệt
chủng tộc và đời sống cực khổ
– Hệ quả:
+ Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi
+ 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.
Câu 3: Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?
Trả lời:
Chính phủ Ru-dơ-ven can thiệp vào điều tiết nền kinh tế và thực hiện Chính
sách mới.
– Chính sách mới đã:
+ Giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp.
+ Xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội
+ Khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng – vai trò điều tiết của
nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 4: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Lời giải:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước
giàu nhất thế giới
Nguyên nhân:
+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
+ Không bị chiến tranh tàn phá
+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu
+ Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất
+ Biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và
chuyên môn hoá trong sản xuất
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại hậu quả như
thế nào đối với nước Mĩ?
Lời giải:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với nước Mĩ
rất nghiêm trọng:
– Kinh tế: Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương
nghiệp
+ sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929
+ 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)
+ 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản
– Chính trị- xã hội:
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ
Câu 6: Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống
Mĩ Ru-dơ-ven?
Lời giải:
– Nội dung chính sách mới:
+ Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp
+ Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng
công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp
– Ý nghĩa:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội
+ Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
+ Tăng thu nhập quốc dân
+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì
– Chính sách đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh Củng
cố vai trò của Mĩ ở Mĩ Latinh, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh (chấm
dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và trao trả độc lập,
nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ)
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11.1933) (Trên thực tế, chính
quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản)
Xem thêm