Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giải bài tập SGK Lịch sử 11: bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu 1: Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923 có những điểm nào
nổi bật?
Trả lời:
• Là nước bại trận,chịu nhiều tổn thất nặng nề: kinh tế, chính trị và quân sự sụp
đổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân
chủ tư sản tháng 11-1918
• Tháng 6-1919, Đức kí Hoà ước Véc-xai với những điều khoảng hết sức nặng nề
• Tháng 11-1918, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ. Mùa hè 1919 nền cộng
hoà Vaima ra đời
• Đảng Cộng Sản Đức (thành lập vào tháng 12-1918) đã trực tiếp lãnh đạo
phong trào
• Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm
1919-1923
• Đỉnh cao phong trào là cuộc nổi dậy của công nhân vùng Ba-vi-e tháng
4-1919, dẫn đến sự thành lập nước Cộng Hoà Xô Viết Ba-vi-e
•10-1923, công nhân Ham-buốt khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.
Câu 2: Vì sao Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
Trả lời:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế –
chính trị – xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng
– Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le
thủ lĩnh Đảng Quốc xã lên cầm quyền, Phát xít hoá chính quyền, thiết lập chế
độ độc tài, khủng bố công khai
– Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá
trình ấy
– 30.11.1933, Hit-le lên làm thủ tướng. Chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức
Câu 3: Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới?
Lời giải:
Các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
•Những năm 1918 – 1923 là thời kì khó khăn của nước Đức.
•Những năm 1924 – 1929 là thời kì ổn định và phát triển.
•Những năm 1929 – 1933 là thời kì khùng hoảng kinh tế.
•Những năm 1933 – 1939 là thời kì Hít-le lên nắm chính quyển và thiết lạp chế
độ phát xít.
Câu 4: Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính
sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
Lời giải:
Trong những năm 1933-1939, Hít-le thực hiện các chính sách tối phản động về
chính trị, kinh tế, đối ngoại
– Chính trị:
+ Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra
ngoài vòng pháp luật
+ Thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hít-le
lãnh đạo
– Kinh tế:
+ Tổ chức theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
+ 7.1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế điều hành hoạt động của các
ngành kinh tế.
– Thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng. Năm 1938 công nghiệp Đức
đã vượt qua các nước Châu Âu
– Đối ngoại
+ 10.1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động
+ 1935, Ra lệnh tổng động viên quân dịch, biến nước Đức trở thành một trại
lính khổng lồ
+ Kí với Nhật Bản: “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Hình thành khối phát
xít Đức – Ý – Nhật Bản
→Nhằm tiến tới phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới
Xem thêm