Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 38 SGK Lịch sử 11: Lập bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vào buổi đầu thời cận đại.
Trả lời:
* Bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vào buổi đầu thời cận đại
Lĩnh vực |
Tác giả, tác phẩm |
Về văn học |
– Coóc-nây (1606-1684) là đại diện xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp. – La Phông-ten (1621-1695) là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp. – Mô-li-e (1622-1673), tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp. |
Về âm nhạc |
– Bét-tô-ven, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9, sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. – Mô-da (1756-1791), nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng. |
Về hội họa |
– Rem-bran (1606-1669), là họa sĩ, đồ họa Hà Lan, nổi tiếng về tranh chân dung, tranh phong cảnh với các chất liệu sơn dầu, khắc kim loại,… |
Về tư tưởng |
– Mông-te-xki-ơ (1689-1755), Vôn-te (1694-1778), Rút-xô (1712-1778) với trào lưu Triết học Ánh sáng. – Mê-li-ê (1644-1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô (1717-1784) đứng đầu được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”. |
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 41 SGK Lịch sử 11: Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: tên tác giả, năm sinh – năm mất, tác phẩm tiêu biểu.
Trả lời:
Bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
Lĩnh vực |
Tác giả |
Tác phẩm tiêu biểu |
|
Văn học |
Vích-to Huy-gô (Pháp, 1802 – 1885) |
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. |
|
Lép Tôn-xtôi (Nga, 1828 – 1910) |
Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. |
||
Mác Tuên (Mĩ, 1935 – 1910) |
Những người I-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. |
||
Ban-dắc (Pháp, 1799 – 1850 ) |
Tấn trò đời, Vỡ mộng, Trời không có mắt,… |
||
An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875) |
Được mệnh danh là “ông vua kể chuyện cổ tích” với các tác phẩm: Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm,… |
||
Pu-skin (Nga, 1799 – 1837) |
Con đường mùa đông, Tôi yêu em, Đám mây đen,… |
||
Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ấn Độ) |
Thơ Dâng (đoạt giải Noben năm 1913). |
||
Lỗ Tấn (Trung Quốc, 1881 – 1936) |
Nhật kí người điên, AQ Chính chuyện; Thuốc,… |
||
Hô-xê Ri-đan (Philippin) |
Đừng động vào tôi,… |
||
Về nghệ thuật |
Hội họa |
Van Gốc (Hà Lan) |
Đêm đầy sao, Hoa diên vĩ, Những người ăn khoai tây,… |
Phu-gi-ta (Nhật Bản) |
Con mèo khôn ngoan,… |
||
Pi-cát-xô (Tây Ban Nha) |
Nhạc công guitar già, Người đàn bà khóc,… |
||
Lê-vi-tan (Nga) |
Mùa thu vàng, Rừng bạch dương, Bên vực nước xoáy,… |
||
Âm nhạc |
Trai-cốp-xki (1840 – 1893) |
các vở balê: Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng, vở ôpêra: Con đầm pích,… |
|
Kiến trúc |
Cung điện Véc xai (Pháp) được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. |
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 43 SGK Lịch sử 11: Trình bày những hiểu biết của em về chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Trả lời:
* Hoàn cảnh ra đời:
– Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
– Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề, đời sống đói khổ.
* Nội dung cơ bản:
– Mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.
– Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông (1760 – 1825), Phu-ri-ê (1772 – 1837) ở Pháp và Ô-oen (1771 – 1858).
+ Xanh Xi-mông: Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
+ S.Phu-ri-ê: Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
+ R.Ô-oen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.
* Vai trò, ý nghĩa:
– Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, có tác dụng cổ vũ nhân dân lao động đấu tranh.
– Là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Hạn chế:
– Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
– Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 43 SGK Lịch sử 11: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
Trả lời:
* Điều kiện lịch sử ra đời học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học:
– Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
– Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
– Giai cấp vô sản, phong trào công nhân phát triển.
* Vai trò của học thuyết chủ nghia xã hội khoa học đối với sự phát triển của xã hội:
– Là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
– Mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn).
Câu hỏi và bài tập (trang 43 sgk Lịch Sử 11)
Bài 1 trang 43 SGK Lịch sử 11: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ nổi tiếng thời Cận đại.
Trả lời:
1. Âm nhạc
Nhà soạn nhạc Mô-da (1756 – 1791)
Nhà soạn nhạc Trai-cốp-xki (1840 – 1893)
2. Nhà văn – Nhà thơ
Nhà văn Vich-to-huy-gô (1802-1885)
Nhà văn Lép tôn Xtôi (1828-1910)
Nhà thơ Pu-skin (1799 – 1837)
3. Hội họa
Rem-bran (1606 – 1669)
Van Gốc (1853 – 1890)
Bài 2 trang 43 SGK Lịch sử 11: Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại: tác giả, năm sinh – năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế.
Trả lời:
* Bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại
Lĩnh vực |
Tác giả |
Tác phẩm tiêu biểu |
|
Văn học |
Vích-to Huy-gô (Pháp, 1802 – 1885) |
Tiểu thuyết “Những người cùng khổ”. |
|
Lép Tôn-xtôi (Nga, 1828 – 1910) |
Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. |
||
Mác Tuên (Mĩ, 1935 – 1910) |
Những người I-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. |
||
Ban-dắc (Pháp, 1799 – 1850 ) |
Tấn trò đời, Vỡ mộng, Trời không có mắt,… |
||
An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875) |
Được mệnh danh là “ông vua kể chuyện cổ tích” với các tác phẩm: Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm,… |
||
Pu-skin (Nga, 1799 – 1837) |
Con đường mùa đông, Tôi yêu em, Đám mây đen,… |
||
Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ấn Độ) |
Thơ Dâng (đoạt giải Noben năm 1913). |
||
Lỗ Tấn (Trung Quốc, 1881 – 1936) |
Nhật kí người điên, AQ Chính chuyện; Thuốc,… |
||
Hô-xê Ri-đan (Philippin) |
Đừng động vào tôi,… |
||
Về nghệ thuật |
Hội họa |
Van Gốc (Hà Lan) |
Đêm đầy sao, Hoa diên vĩ, Những người ăn khoai tây,… |
Rem-bran (Hà Lan, 1606 – 1669) |
|
||
Phu-gi-ta (Nhật Bản) |
Con mèo khôn ngoan,… |
||
Pi-cát-xô (Tây Ban Nha) |
Nhạc công guitar già, Người đàn bà khóc,… |
||
Lê-vi-tan (Nga) |
Mùa thu vàng, Rừng bạch dương, Bên vực nước xoáy,… |
||
Âm nhạc |
Bét-tô-ven (Đức) |
Các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9,… |
|
Mô-da (Áo, 1756-1791) |
Có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng. |
||
Trai-cốp-xki (1840 – 1893) |
Các vở balê: Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng, vở ôpêra: Con đầm pích,…
|
* Nhận xét:
– Những đóng góp:
+ Phản ánh hiện thực xã hội, những vấn đề như: nghèo đói, cơ cực, áp bức, bóc lột, chiến tranh xâm lược phi nghĩa,…
+ Đã sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Thể hiện niềm mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại.
– Hạn chế: Chưa thể đánh thắng được các thế lực thống trị, bóc lột, chưa thể giúp những người dân nghèo khổ thoát khỏi vòng nô lệ.
Bài 3 trang 43 SGK Lịch sử 11: Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.
Trả lời:
* Nội dung chính của tác phẩm “Thuốc” (Lỗ Tấn):
– Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ.
– Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, với nền kinh tế què quặt, lạc hậu.
– Truyện ngắn gồm có 4 chương:
+ Kể về vợ chồng Hoa Thuyên – chủ một quán trà nghèo, có đứa con trai độc nhất bị mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế sẽ khỏi bệnh.
+ Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
+ Sáng hôm sau, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Trong những câu chuyện tại quán trà ấy phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ một cách sâu sắc: Thứ nhất, tất thảy họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc; Hai là, họ bàn tán về người tù bị chém sáng nay, đó là Hạ Du. Hạ Du đi tuyên truyền cách mạng, họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
+ Vào một buổi sáng Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
* Tác phẩm phản ánh đời sống xã hội đương thời:
– Vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
– Phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế.
– Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của Hạ Du thời đó.
Lý thuyết Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại
– Sau các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, kinh tế các nước có điều kiện phát triển.
– Trong xã hội tồn tại những mối quan hệ cũ, mới chồng chéo phức tạp, đây là hiện thực để các nhà văn, thơ, kịch có điều kiện sáng tác.
– Văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
a) Về văn học:
* Ở phương Tây
– Xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng.
* Ở châu Á
– Trung Quốc: Tào Tuyết Cần (1716 – 1763).
– Nhật Bản: nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 – 1725).
– Việt Nam: thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784), …
b) Về âm nhạc:
– Bét-tô-ven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.
– Mô-da (1756-1791) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo, người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.
Bét-tô-ven (1770-1827)
c) Về hội họa:
Rem-bran (1606-1669) là họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII về tranh chân dung, phong cảnh với nhiều chất lượng sơn dầu, khắc kim loại,…
d) Về tư tưởng:
– Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755); Vôn-te (1694 – 1778); G. Rút-tô (1712 – 1778)
– Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”.
2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Điều kiện lịch sử
– Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
– Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ.
b) Thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Văn học:
* Nghệ thuật:
– Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.
Cung điện Véc-xai (Pháp)
– Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi-tan (Nga), …
Bức tranh “Mùa thu vàng” của họa sĩ Levitan
– Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, ….
=> Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX