Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, HS có thể
– Trình bày được nội dung chính và nêu được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
– Trình bày được bối cảnh lịch sử, diễn biến chính ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn.
– Rút ra được những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
– Nêu được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
2. Năng lực
– Năng lực chung
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
– Năng lực đặc thù
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh để trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc; khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu rút ra những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam; nêu giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
3. Về phẩm chất
– Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV tổ chức.
– Yêu nước: Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam, có ý chí quyết tâm xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint
– Phiếu học tập
– Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS trả lời nhanh được các câu hỏi liên quan đến một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn” để GV dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi trò chơi. HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Tên một hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào tháng 11/1283 để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Mông Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai?
Hội nghị Bình Than
Câu 2: Tên một vị tướng thời Trần có công lớn đánh tan đoàn thuyền lương của giặc Nguyên ở Vân Đồn góp phần làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?
Trần Khánh Dư
Câu 3: Tên một tùy tướng giỏi của Trần Hưng Đạo, có tài bơi lội “nhập thủy như phúc bình địa hỹ” góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.
Yết Kiêu
Câu 4: Tên nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 1075 – 1077 có nghĩa: “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc” là gì?
“Tiên phát chế nhân”
Câu 5: Sự kiện nào được coi là ngòi nổ, có tính bản lề đặt nền móng cho cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi và 18 hào kiệt tổ chức?
Hội thề Lũng Nhai
Câu 6: Trận đánh có tính chất quyết định làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh 1789 là?
Ngọc Hồi – Đống Đa
– Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
– Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV mời lần lượt HS trả lời câu hỏi trước lớp
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
+ GV dẫn dắt vào bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý bá của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Vậy, trong lịch sử Việt Nam có những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu nào? Bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao? Có thể rút ra những bài học lịch sử nào và bài học đó có giá trị gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Những câu hỏi đó sẽ được cô trò chúng ta cùng chia sẻ và giải đáp trong bài học hôm nay.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
a. Mục tiêu: Trình bày được nội dung chính và nêu được ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập qua 2 nội dung: tham gia trò chơi ‘Cuộc đua kì thú” và hoàn thành sản phẩm học tập trên giấy A0. HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và sản phẩm học tập của các nhóm. HS ghi được vào vở bảng thống kê một số cuộc KN tiêu biểu thời kì Bắc thuộc
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm – Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV chia cả lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi: “Cuộc đua kì thú”. Các nhóm thảo luận và viết câu trả lời lên bảng phụ. Thời gian cho mỗi câu trả lời: 15s. Mỗi câu trả lời đúng, các nhóm được 10 điểm Thử thách 1: Câu nói sau là của ai? “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng song dữ, chém cá kình ngoài biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập” Bà Triệu Thử thách 2: Ngôi chùa nào ở Hà Nội được xây dựng với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc?” Chùa Trấn Quốc Thử thách 3: Người anh hùng nào được tôn là Bố Cái Đại Vương, gắn liền với giai thoại đánh hổ trừ họa cho dân? Phùng Hưng Thử thách 4: Ai là người gốc Hán, nhưng lại là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc cai trị nước ta vào giữa thế kỉ I? Lý Bí (Lý Nam Đế) Thử thách 5: Ai được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương? (Có chiến công chống giặc ngoại xâm ở đầm Dạ Trạch – Hưng Yên) Triệu Quang Phục Thử thách 6: Đây là bản đồ của nhà nước nào được thành lập vào khoảng giữa thế kỉ I? |
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc a. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
|
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX).
Xem thêm các bài giáo án Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
Giáo án Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)
Giáo án Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Giáo án Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Giáo án Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Để mua Giáo án Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây