Bố cục bài Thuyền và biển chuẩn nhất
Bố cục văn bản Thuyền và biển
– Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm
– Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau
– Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm
– Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa
Nội dung chính Thuyền và biển
Bài thơ nói lên một tình yêu chân thành, với những cảm xúc lãng mạn của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Tóm tắt Thuyền và biển
Thuyền và biển là khúc ca tình yêu dạt dào nhung nhớ, với nhiều cung bậc và cảm xúc tình yêu. Thuyền và biển mang đến cho người đọc những cảm xúc, những tâm sự và khát khao về tình yêu, những trăn trở âu lo…trong tình yêu.
Giá trị nội dung Thuyền và biển
Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không lìa xa nhau.
Giá trị nghệ thuật Thuyền và biển
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ.
– Thể thơ 5 chữ, đặc sắc.
– Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
Đọc tác phẩm Thuyền và biển
Thuyền và biển
Xuân Quỳnh
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
(Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối (Tuyển thơ), NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2011, tr. 15 – 16)
Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bố cục Dương phụ hành
Bố cục Thuyền và biển
Bố cục Nàng Ờm nhắn nhủ
Bố cục Sống, hay không sống – đó là vấn đề
Bố cục Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài