Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Câu 1. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Dân quân tự vệ.
D. Vệ quốc quân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (SGK – trang 6).
Câu 2. Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Vệ quốc đoàn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam (SGK – Trang 6)
Câu 3. Ở Việt Nam, ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của
A. Công an nhân dân.
B. Dân quân tự vệ.
C. Báo chí cách mạng.
D. Quân đội nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh.
B. Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.
C. Đánh tiêu diệt có trọng điểm; đánh bằng mưu, kế, thế, thời.
D. Nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam:
+ Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh
+ Đánh tiêu diệt có trọng điểm
+ Đánh bằng mưu, kế, thế, thời
+ Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.
Câu 5. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào ngày 22/12/1944?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (SGK – trang 6)
Câu 6. Trong những ngày đầu thành lập, đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đồng chí
A. Hoàng Sâm.
B. Xích Thắng.
C. Lê Duẩn.
D. Đỗ Mười.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng các loại. Đội trưởng là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng (SGK – trang 6)
Câu 7. Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành
A. Quân đội chính phủ Việt Nam.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân (SGK – Trang 6)
Câu 8. Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập
A. Cứu quốc quân.
B. Vệ quốc đoàn.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK – Trang 6)
Câu 9. Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành
A.Việt Nam công an vụ.
B. Việt Nam Cứu quốc quân.
C.Việt Nam Giải phóng quân.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam công an vụ (SGK – trang 8).
Câu 10. Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam (SGK – trang 9).
Câu 11. Ở Việt Nam, ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của
A. Công an nhân dân.
B. Dân quân tự vệ.
C. Báo chí cách mạng.
D. Quân đội nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ngày 28/3/1935, Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ, từ đó trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ (SGK – trang 10).
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam?
A. Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm.
B. Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.
C. Nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam:
+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.
+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;
+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.
Câu 13. Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Dân quân tự vệ.
D. Cảnh sát biển.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ là lực lượng ra đời sớm nhất (SGK – trang 10)
Câu 14. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?
A. Ngày 22/12 hằng năm.
B. Ngày 19/8 hằng năm.
C. Ngày 25/6 hằng năm.
D. Ngày 8/3 hằng năm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày 19/8 (SGK – Trang 7)
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?
A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.
B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân chiến đấu.
C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Truyền thống của công an nhân dân là:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
+ Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
+ Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.
+ Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
+ Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.
+ Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.
Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam
1. Lịch sử hình thành, phát triển
– Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,…
+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.
Đội Việt Nam giải phóng quân những ngày đầu thành lập
+ Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân
– Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
– 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).
– 1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Duyệt binh trong lễ kỉ kiệm 77 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
2. Bản chất và truyền thống
a. Bản chất:
– Là đội quân cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Truyền thống:
– Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân;
– Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
– Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
– Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau
– Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
– Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.
– Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Lực lượng quân đội hỗ trợ nhân dân gặt lúa sau bão
3. Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự
– Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh
– Đánh tiêu diệt có trọng điểm
– Đánh bằng mưu, kế, thế, thời
– Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.
II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam
1. Lịch sử hình thành, phát triển
– Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Trước năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các Đội Tự vệ đỏ, Đội Tự vệ công nông, Ban Công tác đội, Đội Tự vệ cứu quốc, Đội Trinh sát, Đội Hộ lương diệt ác….
+ Ngày 19-8-1945, Công an nhân dân Việt Nam ra đời
Nhân viên Ty Cảnh sát Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945
+ Ngày 21-02-1946, Việt Nam công an vụ ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc
– Từ 1948 – 1953: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an vào năm 1953.
+ Công an nhân dân thực hiện đấu tranh chống phản động cách mạng và tội phạm trong vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp…
– Từ năm 1954 – 1975 giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ
+ Đấu tranh chống phản động cách mạng, tội phạm và chi viện cho miền Nam.
+ Làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước lâu dài của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đơn vị Công an bảo vệ Thủ đô Hà Nội (năm 1961)
– Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Bộ Công an và một phần Bộ Nội vụ hợp nhất thành Bộ Nội vụ Công an nhân dân. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an.
+ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ: đấu tranh chống địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo; phòng, chống bạo loạn; Chống chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; Đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội…
2. Bản chất và truyền thống
a. Bản chất: Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Truyền thống
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
– Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
– Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.
– Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
– Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.
– Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.
– Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chỉ tình
Chiến sĩ công an nhân dân giúp dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra
III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ
1. Lịch sử hình thành, phát triển
– Từ 1935 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Ngày 28-3-1935 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.
+ Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945
Lực lượng tự vệ Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945
– Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Lực lượng dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh
+ Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, góp phần giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
– Từ 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ
+ Lực lượng Dân quân du kích hai miền Nam, Bắc kết hợp cùng Quân đội nhân dân cùng lực lượng vũ trang và toàn dân làm nên chiến thắng 30- 4 -1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong việc:
+ Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai và các sự cố khác
+ Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, cơ sở.
Lực lượng dân quân tự vệ giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mữa bão gây ra
2. Vị trí và truyền thống
– Vị trí:
+ Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thống nhất, trực tiếp của chính phủ; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Truyền thống:
+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.
+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;
+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng