Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Bài 1 trang 9 SBT GDQP 10: Người nghiện ma tuý đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc trường hợp nào sau đây?
A. Không đăng kí, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma tuý tự nguyện.
B. Trong thời gian cai nghiện ma tuý tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. Người nghiện ma tuý các chất dạng thuốc phiện không đăng kí, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về
điều trị nghiện.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 2 trang 9 SBT GDQP 10: Trách nhiệm của gia đình người nghiện ma tuý trong công tác cai nghiện ma tuý là gì?
A. Hỗ trợ người nghiện ma tuý trong quá trình cai nghiện ma tuý, sau cai nghiện ma tuý và hòa nhập cộng đồng.
B. Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện ma tuý bắt buộc.
C. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma tuý trong quá trình cai nghiện ma tuý, quản lí sau cai nghiện ma tuý và hòa nhập cộng đồng.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 3 trang 9 SBT GDQP 10: Cộng đồng nơi người nghiện ma tuý cư trú có trách nhiệm
A. động viên, giúp đỡ người nghiện ma tuý.
B. phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma tuý trong quá trình cai nghiện ma tuý, quản lí sau cai nghiện ma tuý và hòa nhập cộng đồng.
C. theo dõi, giám sát chặt chẽ người nghiện ma tuý.
D. Cả A và B.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 4 trang 10 SBT GDQP 10: Có những hình thức sử dụng trái phép chất ma tuý nào dưới đây?
a) Uống.
b) Hút.
c) Hít.
d) Tiêm.
Lời giải:
– Những hình thức sử dụng trái pháp chất ma túy là: Uống; hút, hít, tiêm.s
Bài 5 trang 10 SBT GDQP 10: Kể tên các điều luật quy định tội phạm về ma tuý được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017.
Lời giải:
– Các tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XX, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, bao gồm 13 điều, từ Điều 247 đến Điều 259, cụ thể:
+ Điều 247, Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.
+ Điều 248, Tội sản xuất trái phép chất ma tuý. Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.
+ Điều 250, Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
+ Điều 251, Tội mua bán trái phép chất ma tuý.
+ Điều 252, Tội chiếm đoạt chất ma tuý.
+ Điều 253, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.
+ Điều 254, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 255, Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 256, Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 257, Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 258, Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 259, Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma tuý, tiền chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Bài 6 trang 10 SBT GDQP 10: Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma tuý?
A. Tham gia học tập kiến thức về phòng, chống ma tuý.
B. Chấp hành các quy định của nhà trường trong phòng ngừa, ngăn chặn học sinh sử dụng ma tuý.
C. Chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 7 trang 10 SBT GDQP 10: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma tuý là gì?
A. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh, sinh viên quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.
B. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.
C. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma tuý.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 8 trang 10 SBT GDQP 10: Trong lớp em có bạn Nguyễn Văn Nam, là một học sinh giỏi, ngoan của lớp. Tuy nhiên, thời gian gần đây Nam có dấu hiệu mệt mỏi, lực học giảm sút, ngại tham gia các hoạt động chung của lớp. Qua thông tin của các bạn trong lớp được biết Nam có biểu hiện sử dụng chất ma tuý. Là bạn của Nam, em cần phải làm gì để giúp đỡ Nam?
Lời giải:
– Em cần:
+ Dành nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm Nam về học tập, tham gia các hoạt động của lớp.
+ Tìm lí do để tâm sự, nói chuyện với Nam nhiều hơn.
+ Tìm hiểu, xác định xem hiện Nam có sử dụng ma túy không? Nếu có thì sử dụng loại ma tuý gì, từ khi nào, lí do gì Nam lại sử dụng ma tuý?
+ Tìm cách gặp bố mẹ Nam để trao đổi thêm về tình hình của Nam để bố mẹ Nam biết và chia sẻ thêm.
+ Báo cáo cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp quan tâm, động viên Nam.
+ Trong trường hợp Nam đã nghiện ma tuý, em cần cùng nhà trường, gia đình động viên Nam đi cai nghiện ma tuý.
Xem thêm các bài giải SBT GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam
Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng