Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ
Video giải Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ – Cánh diều
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa Lí trên bản đồ
Câu hỏi trang 5 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy nêu các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu. Lấy ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ mà em đã học.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và quan sát hình 2.1.
Trả lời:
– Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu: dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học.
– Ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ: khoáng sản than được kí hiệu dưới dạng hình học (hình vuông màu đen).
Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy cho biết phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Phương pháp đường chuyển động” và quan sát hình 2.2 (các dòng biển nóng/lạnh được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động).
Trả lời:
Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm của đối tượng địa lí:
+ Kiểu loại;
+ Khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.
Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, hãy cho biết phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Phương pháp chấm điểm” và quan sát hình 2.3.
Trả lời:
Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.
Câu hỏi trang 7 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.4, cho biết phương pháp khoanh vùng được dùng để thể hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục “Phương pháp khoanh vùng” và quan sát hình 2.4.
Trả lời:
Phương pháp khoanh vùng được dùng để thể hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.
Câu hỏi trang 8 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy cho biết phương pháp bản đồ – biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào. Lấy ví dụ về một đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ mà em biết.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục “Phương pháp bản đồ – biểu đồ” và quan sát hình 2.5.
Trả lời:
– Phương pháp bản đồ – biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.
– Ví dụ về đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, sản lượng cây trồng,…
Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
Câu hỏi trang 9 Địa lí 10: Dựa vào các thông tin trên, hãy đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4).
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trong mục “Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống”, quan sát hình 2.4.
Trả lời:
– Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ “Bản đồ các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất”.
– Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ (1 : 200 000 000) và xác định phương hướng trên bản đồ.
– Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.
Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Câu hỏi trang 9 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục “Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống”.
Trả lời:
Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống:
– Xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất.
– Tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 10)
Luyện tập 1 trang 10 Địa lí 10: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện bản đồ.
Phương pháp |
Sự phân bố của đối tượng |
Khả năng biểu hiện của phương pháp |
Kí hiệu |
|
|
Đường chuyển động |
|
|
Khoanh vùng |
|
|
Bản đồ – biểu đồ |
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp biểu hiện bản đồ để hoàn thành bảng.
Trả lời:
Phương pháp |
Sự phân bố của đối tượng |
Khả năng biểu hiện của phương pháp |
Kí hiệu |
Đối tượng phân bố theo điểm. |
Biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. |
Đường chuyển động |
Sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên, KT-XH. |
Biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng. |
Khoanh vùng |
Đối tượng phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên 1 không gian lãnh thổ nhất định. |
Biểu hiện sự phân bố theo vùng của đối tượng. |
Bản đồ – biểu đồ |
Đối tượng phân bố theo phạm vi của các đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính). |
Biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí. |
Luyện tập 2 trang 10 Địa lí 10: Nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
Trả lời:
– Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.
– Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.
– Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.
Vận dụng 3 trang 10 Địa lí 10: Hãy điền những phương pháp phù hợp vào bảng theo mẫu sau để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
STT |
Nội dung cần biểu hiện |
Phương pháp biểu hiện |
1 |
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh |
|
2 |
Các đới khí hậu |
|
3 |
Sự phân bố dân cư |
|
4 |
Cơ cấu dân số |
|
5 |
Sự phân bố các nhà máy điện |
|
Phương pháp giải:
– Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp biểu hiện bản đồ để hoàn thành bảng.
– Có 5 phương pháp biểu hiện bản đồ chính đã học:
+ Phương pháp kí hiệu;
+ Phương pháp đường chuyển động;
+ Phương pháp chấm điểm;
+ Phương pháp khoanh vùng;
+ Phương pháp bản đồ – biểu đồ.
Trả lời:
STT |
Nội dung cần biểu hiện |
Phương pháp biểu hiện |
1 |
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh |
Phương pháp đường chuyển động |
2 |
Các đới khí hậu |
Phương pháp khoanh vùng |
3 |
Sự phân bố dân cư |
Phương pháp chấm điểm |
4 |
Cơ cấu dân số |
Phương pháp bản đồ – biểu đồ |
5 |
Sự phân bố các nhà máy điện |
Phương pháp kí hiệu |
Vận dụng 4 trang 10 Địa lí 10: Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà.
Trả lời:
Em tự sử dụng 1 trong các thiết bị (máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất