Địa Lí lớp 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Video giải Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh – Cánh diều
A. Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
I. Khái quát về môn địa lí ở trường phổ thông
– Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí.
– Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
– Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
II. Vai trò của môn địa lí với cuộc sống
– Môn Địa lí cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh và các vùng trên bề mặt Trái Đất.
– Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
– Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
III. Định hướng nghề nghiệp
– Định hướng nghề nghiệp của môn Địa lí tương đối rộng và cụ thể.
– Bằng năng lực và sở thích của mình, em có thể lựa chọn một trong những nhóm nghề nghiệp sau đây:
* Thứ nhất, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí tự nhiên
– Nhóm nghề nghiệp về thành phần tự nhiên, như: khí hậu học, thổ nhưỡng học.
– Nhóm nghề nghiệp về tự nhiên tổng hợp, như: môi trường, tài nguyên thiên nhiên…
* Thứ hai, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí kinh tế – xã hội
– Nhóm nghề nghiệp về địa lí dân cư, như: dân số học, đô thị học….
– Nhóm nghề nghiệp về địa lí các ngành kinh tế, như: nông nghiệp, du lịch…
Hướng dẫn viên du lịch
* Thứ ba, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí tổng hợp
– Nhóm nghề nghiệp về địa lí tổng hợp, như: quy hoạch, GIS…
– Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên và các nghề nghiệp khác.
Giáo viên dạy môn địa lí
B. Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Câu 1. Kiến thức địa lí kinh tế – xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Dịch vụ, khí hậu học.
B. Du lịch, địa chất học.
C. Thương mại, tài chính.
D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Đáp án: C
Giải thích: Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
Câu 2. Môn Địa lí được học ở
A. tất cả các cấp học phổ thông.
B. cấp trung học, chuyển nghiệp.
C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
D. tất cả các môn học ở tiểu học.
Đáp án: A
Giải thích: Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 3. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Môn Địa lí có tính tích hợp.
B. Chuyên nghiên cứu về trái đất.
C. Bao gồm ba mạch địa lí chính.
D. Là nhóm môn khoa học xã hội.
Đáp án: B
Giải thích:
Một số đặc điểm của môn Địa lí
– Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
– Gồm ba mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế – xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.
– Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.
Câu 4. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là
A. khí hậu học, địa chất.
B. nông nghiệp, du lịch.
C. môi trường, tài nguyên.
D. dân số học, đô thị học.
Đáp án: D
Giải thích: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học,…).
Câu 5. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học.
B. Mang tính độc lập và khác biệt.
C. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
Đáp án: C
Giải thích: Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
Câu 6. Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với
A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
C. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.
D. bản đồ, lược đồ, Atlat, bảng số liệu.
Đáp án: A
Giải thích: Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.
Câu 7. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là
A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.
Đáp án: D
Giải thích: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lich,…).
Câu 8. Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Quản lí xã hội.
C. Kĩ sư nông nghiệp.
D. Bảo vệ môi trường.
Đáp án: B
Giải thích: Từ những kiến thức về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
Câu 9. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Điều tra địa chất.
B. Quản lí đất đai.
C. Kĩ sư trắc địa.
D. Quản lí xã hội.
Đáp án: B
Giải thích: Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,…
Câu 10. Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Đáp án: D
Giải thích:
Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống
– Cung cấp kiến thức cơ bản để các em hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.
– Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
– Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
– Giúp học sinh hình thành các kĩ năng, sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê,… để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Câu 11. Địa lí học gồm có
A. bản đồ học và kinh tế – xã hội.
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
C. kinh tế – xã hội và địa lí tự nhiên.
D. kinh tế đô thị và địa chất học.
Đáp án: C
Giải thích: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Câu 12. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Đáp án: D
Giải thích: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trên thực tế, môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
Đáp án: B
Giải thích:
Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.
– Tích hợp giữa các kiến thức ĐLTN, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng bài học.
– Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.
– Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai,…
– Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, có tính tích hợp cao.
Câu 14. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A. khoa học trái đất.
B. khoa học địa lí.
C. khoa học xã hội.
D. khoa học vũ trụ.
Đáp án: B
Giải thích: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Câu 15. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
A. Kinh tế vĩ mô.
B. Xã hội học.
C. Khoa học xã hội.
D. Khoa học tự nhiên.
Đáp án: C
Giải thích: Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất