Giáo án Địa Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học viên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– HV khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
– Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
– Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực chuyên biệt:
– Nhận thức khoa học địa lí:Phân tích được ý nghĩa và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.
– Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm cơ bản và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.
3. Phẩm chất
– Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.
– Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
– Trung thực trong học tập và cuộc sống.
– Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động học tập
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: HV nhận diện các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí trong thực tế.
b) Nội dung: nhận diện được các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học viên
d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HV chơi trò chơi: Ai thông minh hơn?
Hình thức: GV chiếu hình ảnh sau đó yêu cầu HV trả lời câu hỏi:
* Câu hỏi: Em hãy cho biết các ngành nghề được đề cập trong ảnh có liên quan như thế nào đến môn Địa lí?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HV thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HV trả lời, HV khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HV, trên cơ sở đó dẫn dắt HV vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông
a) Mục đích: HV khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
b) Nội dung: HV quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ phông.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học viên
I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG – Bắt nguồn từ khoa học Địa lí. – Địa lí học gồm: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội Þ gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ảnh sinh động thực tế cuộc sống. – Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học. |
d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HV tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Bài 1.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học viên
Giáo án Bài 2: Sử dụng bản đồ
Giáo án Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Giáo án Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Giáo án Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Để mua Giáo án Địa lí lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây