Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 28: Thực hành: Lên men
Báo cáo kết quả thực hành lên men sữa chua
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ … ngày … tháng … năm…
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
Tên sản phẩm lên men: Sữa chua
1. Chuẩn bị
– Dụng cụ: nồi nấu, lọ đựng sữa chua, muỗng, thùng xốp, bình thuỷ tinh.
– Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng.
– Mẫu vật: sữa đặc hoặc sữa tươi, hộp sữa chua làm men giống.
2. Bản thiết kế quy trình lên men
Bước 1: Tạo nguyên liệu để lên men.
• Pha một hộp sữa đặc có đường 380ml với khoảng 1000 ml nước sôi sao cho sữa ngọt vừa uống (có thể dùng sữa tươi có đường đun nóng lên).
Bước 2: Cấy giống và lên men tạo sữa chua.
• Để nguội sữa khoảng 40°C và cho một hộp sữa chua làm men giống vào và khuấy đều.
• Rót hỗn hợp sữa nguyên liệu đã cấy giống vào dụng cụ đựng (lọ, hộp…) đậy kín nắp, đặt vào thùng xốp có chứa nước ấm khoảng 40 °C (nước ngập 2/3 lọ sữa) và ủ trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ.
Bước 3: Thu nhận và bảo quản sữa chua.
• Kiểm tra sữa chua thành phẩm (sữa chua có màu trắng sữa, chua nhẹ).
• Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 2 – 8 °C (cho vào ngăn mát)
4. Kết quả sản phẩm lên men
– Sữa chua có màu trắng sữa, có mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt và chua nhẹ.
5. Tự đánh giá
– Tự đánh giá sản phẩm: Đạt
6. Rút kinh nghiệm
– Ủ sữa chua trong thời gian quy định 8h sẽ thu được hương vị sữa ngon nhất.
– Sữa chua ngon hơn sau khi bảo quản lạnh.
Báo cáo kết quả thực hành muối chua rau, củ, quả
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ … ngày … tháng … năm…
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
Tên sản phẩm lên men: Muối chua rau, củ, quả
1. Chuẩn bị
– Dụng cụ: dao, vại, bình thuỷ tinh.
– Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng.
– Mẫu vật: một số loại rau cải, các loại củ (cà rốt, cải, hành, kiệu,…), các loại quả để làm dưa chua (cà pháo, dưa chuột, vả, sung, mít,..).
2. Bản thiết kế quy trình lên men
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
• Có thể sử dụng các loại rau cải, củ, quả để làm dưa chua. Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).
Bước 2: Lên men.
• Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thuỷ tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi để ấm),nén chặt, đậy kín và đặt ở nơi ấm, nhiệt độ khoảng 28 – 30°C.
Bước 3: Thu nhận và bảo quản.
• Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng…), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Kết quả sản phẩm lên men
Cà muối:
– Cà trắng giòn, thơm mùi tỏi ớt, có vị chua nhẹ do lên men.
Dưa cải muối:
– Rau dưa có màu vàng, giòn, thơm mùi rau răm và mùi chua lên men, gia vị vừa phải.
Dưa chuột muối:
– Dưa chuột ngả màu vàng, giòn, thơm mùi chua lên men, gia vị vừa phải.
5. Tự đánh giá
– Tự đánh giá sản phẩm: Đạt
6. Rút kinh nghiệm
– Đồ muối chua nhanh hơn khi nhiệt độ ấm, khi đạt đến độ ăn vừa phải nên bảo quản lạnh để giữ hương vị thơm ngon nhất của sản phẩm.
Báo cáo kết quả thực hành lên men trái cây
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ … ngày … tháng … năm…
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
Tên sản phẩm lên men: Lên men trái cây
1. Chuẩn bị
– Dụng cụ: muỗng, dao, bình thuỷ tinh, lò nướng.
– Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng.
– Mẫu vật: trái cây (nho, dâu, táo, ổi, nhãn, xoài, mơ, mận,…).
2. Bản thiết kế quy trình lên men
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
• Rửa sạch trái cây bằng nước muối loãng, cắt nhỏ, bỏ cuống, hạt. Trộn trái cây với đường theo tỉ lệ khoảng 3 phần trái :1 phần đường
Bước 2: Lên men.
• Cho hỗn hợp vào bình thuỷ tinh, đậy kín và đặt nơi thoáng mát. Trong vài tuần, vi khuẩn sẽ lên men rượu. Tiếp tục ủ khoảng 3 – 4 tháng để quá trình lên men được triệt để.
Bước 3: Thu nhận và bảo quản.
• Khi dịch lên men có màu và mùi thơm nồng đặc trưng thì lọc vào chai, bỏ phần cặn bã và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Kết quả sản phẩm lên men
Lên men dâu tằm:
– Dịch dâu tằm có màu đỏ sẫm, đặc sánh, thơm, ngọt.
5. Tự đánh giá
– Tự đánh giá sản phẩm: Đạt
6. Rút kinh nghiệm
Giữ đúng tỉ lệ đường nếu thiếu đường có thể gây hỏng, lên men thành rượu.
Báo cáo kết quả thực hành bánh mì
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ … ngày … tháng … năm…
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
Tên sản phẩm lên men: Bánh mì thủ công
1. Chuẩn bị
– Dụng cụ: muỗng, bát, lò nướng.
– Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng, vitamin C (hoặc giấm gạo, nước cốt chanh), bơ.
– Mẫu vật: sữa tươi, men bánh, bột mì.
2. Bản thiết kế quy trình lên men
Bước 1: Nhào bột.
•Trộn bột mì với nước và các chất phụ gia theo tỉ lệ so với bột khô nước (65 – 75 %), muối (1 -1,5 %), vitamin C (0,3 – 0,5 %). Nhào bột cho đều với các chất phụ gia và thấm nước, tạo thành khối bột đồng nhất.
• Cho men (1 – 1,5 %), dầu ăn hoặc bơ (1 – 1,5 %) vào khối bột và nhồi kĩ cho men trộn đều, tạo ra khối bột dẻo và đàn hồi.
Bước 2: Chia bột và vê tròn.
• Chia khối bột dẻo thành các phần bằng nhau.
• Vê tròn theo các hình khối tuỳ thích.
Bước 3: Lên men.
• Ủ các phần bột bánh mì đã vê tròn và tạo hình ở nhiệt độ khoảng 30 – 35°C trong thời gian khoảng 1 giờ.
Bước 4: Nướng bánh mì.
• Cho khối bột đã định hình vào lò nướng với nhiệt độ khoảng 200 – 280°C.
• Quan sát và lấy bánh mì ra khi đã chín vàng
4. Kết quả sản phẩm lên men
– Bánh mì thơm mùi sữa, bơ và men, vỏ giòn, ruột mềm và đặc, bánh có vị ngọt nhẹ.
5. Tự đánh giá
– Tự đánh giá sản phẩm: Đạt
6. Rút kinh nghiệm
– Ủ bột quá lâu khiến bánh bị chua, khi nướng bánh nên thường xuyên xịt nước vào lò giúp bánh không bị khô trong quá trình nướng.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Ôn tập chương 5
Bài 29: Virus
Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn