Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Phẩm chất, năng lực |
Mục tiêu |
Mã hoá
|
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học
|
Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. |
SH 1.1 |
Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. |
SH 1.2.1 |
|
Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. |
SH 1.5 |
|
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. |
SH 1.2.2 |
|
Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. |
SH 1.2.3 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
Đề xuất được các biện pháp diệt khuẩn trong gia đình, trường học. |
SH 3.1 |
Giải thích được tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho người và động vật. |
SH 3.2.1 |
|
Đề xuất được các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí cho bản thân và gia đình. |
SH 3.2.2 |
|
b. Năng lực chung |
||
Giao tiếp và hợp tác |
Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật. |
GTHT 4 |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Đề xuất và phân tích được các giải pháp bảo vệ sức khỏe cho con người liên quan đến vi sinh vật. |
VĐST 4 |
2. Về phẩm chất |
||
Trách nhiệm |
Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí. |
TN 4.2 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Hình ảnh, video về quá trình phân đôi của vi khuẩn, sinh trưởng của thực vật, động vật.
– Phóng to các hình ảnh trong bài 25 SGK.
– Các phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
2. Đối với học sinh
– Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về sinh sản của vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, các phương pháp diệt khuẩn trong trường học và gia đình.
– Tìm hiểu về thuốc kháng sinh và các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học để khơi gợi hứng thú tìm hiểu cho học sinh.
b. Nội dung:
– Hoạt động cá nhân: Quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để giải quyết vấn đề thực tế liên quan đến nội dung bài học:
+ Quan sát hiện tượng của hũ cà muối khi để lâu ngày, cho biết nguyên nhân của hiện tượng đó là gì?
+ Hãy đọc thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hóa để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.
c. Sản phẩm học tập:
– Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra (có thể chưa chính xác) giúp HS hình dung được nội dung tìm hiểu là sự sinh trưởng, sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
+ Hũ cà muối để bên ngoài lâu ngày sẽ có hiện tượng nổi váng trắng, bốc mùi do vi sinh vật bị chết gây ra.
+ Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai do theo thông tin trên nắp hộp, cần bảo quản sữa chua ở điều kiện lạnh với nhiệt độ 6 oC – 8 oC.
– Giải thích hiện tượng nắp hộp sữa chua bị phồng lên: Ở điều kiện từ 28 – 30 oC, vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua không bị ức chế nên tiếp tục hoạt động lên men tạo lactic acid, tạo ra bọt khí CO2 và nước. Khí CO2 sinh ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu hình ảnh và câu hỏi như ở phần Nội dung. Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS quan sát và ghi nhớ câu hỏi, suy nghĩ thảo luận cặp đôi với bạn chung bàn để trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS trả lời các câu hỏi do GV đặt ra.
– GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
– GV tổng hợp ý kiến và kết luận.
– GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học, GV dẫn dắt vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật
a. Mục tiêu:
– SH 1.1.
b. Nội dung:
– Quan sát hình 25.2 ( video về sự sinh trưởng của vi khuẩn) thảo luận theo nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi 1, 2 để tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
1. Dựa vào hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
2. Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?
c. Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời của HS.
1. Số lượng tế bào vi khuẩn E. coli tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia.
– Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể.
2. Vì sự sinh trưởng của mỗi cá thể vi sinh vật là rất nhỏ, khó có thể nhận ra và định lượng sự thay đổi đó.
d. Tổ chức thực hiện:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 25.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Giáo án Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giáo án Bài 26: Công nghệ vi sinh vật
Giáo án Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Giáo án Bài 28: Thực hành: Lên men
Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây