Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển
Câu 1. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
A. lệch nhau góc 45 độ.
B. thẳng hàng với nhau.
C. vuông góc với nhau.
D. lệch nhau góc 60 độ.
Đáp án: B
Giải thích: Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng và nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
Câu 2. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào?
A. Vuông góc.
B. Vòng cung.
C. Đối xứng.
D. Thẳng hàng.
Đáp án: A
Giải thích: Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc.
Câu 3. Ở nước ta, mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào sau đây?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Miền núi.
D. Miền Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh chủ yếu do sông ở miền Trung có đặc điểm ngắn, dốc, lượng mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn.
Câu 4. Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm
A. chảy về hướng tây.
B. nóng lạnh thất thường.
C. chảy về hướng đông.
D. đổi chiều theo mùa.
Đáp án: D
Giải thích: Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 5. Hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại Dương thế giới là
A. tây bắc – đông nam.
B. đông nam – tây bắc.
C. từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
D. từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
Đáp án: D
Giải thích:
– Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
– Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
– Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 6. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước
A. theo mùa.
B. vào mùa xuân.
C. vào mùa hạ.
D. quanh năm.
Đáp án: D
Giải thích: Ở khu vực xích đạo có lượng mưa lớn quanh năm nên các sông ở khu vực này thường có nhiều nước quanh năm. Điển hình như sông A-ma-dôn,…
Câu 7. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có
A. nhiều đỉnh núi cao.
B. độ dốc địa hình.
C. nhiều thung lũng.
D. địa hình phức tạp.
Đáp án: B
Giải thích: Ở miền núi, địa hình dốc và lòng sông hẹp nên nước sông thường chảy nhanh, ở đồng bằng lòng sông thường thoải và rộng hơn, nước sông chảy chậm hơn.
Câu 8. Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?
A. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát.
B. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn.
D. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Khác nhau ở các biển.
B. Dao động thường xuyên.
C. Dao động theo chu kì.
D. Chỉ do sức hút Mặt Trời.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất -> Nhận định chỉ do sức hút Mặt Trời là sai.
Câu 10. Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
A. địa hình các vùng biển.
B. các gió thường xuyên.
C. sức hút của Mặt Trời.
D. sức hút của Mặt Trăng.
Đáp án: B
Giải thích: Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,… giữa các vùng biển khác nhau.
Câu 11. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
A. Các mạch nước ngầm cạn.
B. Nước mưa chảy trên mặt.
C. Địa hình đồi núi dốc nhiều.
D. Bề mặt đất đồng bằng rộng.
Đáp án: A
Giải thích: Yếu tố góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà là các mạch nước ngầm cạn. Khi mưa lớn, 1 phần nước mưa thấm xuống và được lưu giữ thành nước ngầm; khi mùa cạn đến 1 phần nước ngầm cung cấp nước cho các sông, hạn chế hiện tượng khô hạn.
Câu 12. Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
B. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
C. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
D. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
Đáp án: A
Giải thích: Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao và nông.
Câu 13. Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây?
A. Chí tuyến.
B. Vĩ độ 30°- 40°.
C. Vùng cực.
D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích: Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao -> Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực xích đạo và chảy về phía hai cực.
Câu 14. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Địa hình.
B. Thực vật.
C. Nước ngầm.
D. Băng tuyết.
Đáp án: C
Giải thích: Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông là nguồn nước ngầm.
Câu 15. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho thuỷ triều
A. lớn nhất.
B. thấp nhất.
C. trung bình.
D. bình thường.
Đáp án: A
Giải thích: Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho dao động thuỷ triều lớn nhất (triều cường).
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển
Đang cập nhật.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 5: Thủy quyển
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14: Đất
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 6: Sinh quyển