Địa lí lớp 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
Video giải Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
1. Công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại
a. Công nghiệp khai thác than
– Vai trò:
+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.
+ Làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp điện, luyện kim,… nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
– Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất.
+ Quá trình xử dụng gây tác động xấu đến môi trường
– Sản lượng khai thác: 3.7 tỉ tấn năm 1980 lên 7.9 tỉ tấn năm 2019.
– Phân bố chủ yếu ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a, Liên Bang Nga…
Khai thác than
b. Công nghiệp khai thác dầu khí
– Vai trò:
+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi.
+ Nguyên liệu sản xuất hóa phẩm, dược phẩm.
+ Xuất khẩu thu ngoại tệ
– Đặc điểm:
+ Khai thác phụ thuộc vào tiến bộ kĩ thuật khoan sâu.
+ Sản lượng, giá thành có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.
+ Việc khai thác và sử dụng có ảnh hưởng tới môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu.
– Sản lượng khai thác: 4.5 tỉ tấn năm 2019
– Phân bố:
+ Khai thác dầu: Ả – rập Xê-út, Iran, Hoa Kì…
+ Khai thác khí tự nhiên: Hoa Kì, Nga, Ka-ta, Iran…
Khai thác dầu khí
c. Công nghiệp khai thác quặng kim loại
– Vai trò:
+ Phát triển gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới
+ Được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng…
– Đặc điểm:
+ Chia làm các nhóm như: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm…
+ Việc khai thác thiếu quy hoạch khiến cạn kiệt quặng kim loại, ô nhiễm môi trường.
– Phân bố:
+ Sắt: Liên Bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin…
+ Bô-xit: Ox-trây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.
+ Đồng: Chi-lê, Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ca-na-đa…
Bản đồ phân bố công nghiệp khai thác than, khai thác dầu, khai thác quặng kim loại trên thế giới năm 2019
2. Công nghiệp điện lực
– Vai trò:
+ Cơ sở tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất.
+ Đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
+ Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
– Đặc điểm:
+ Các nước có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kĩ thuật, chính sách phát triển.
+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt hệ thống dây truyền tải điện.
+ Sản phẩm không lưu trữ được.
– Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-da, Đức, Hàn Quốc…) do nhu cầu cao.
Bản đồ một số nhà máy điện và sản lượng bình quân đầu người trên thế giới năm 2019
3. Công nghiệp điện tử tin học
– Vai trò:
+ Có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo ra thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, trong đời sống xã hội, hỗ trợ cải tạo và bảo vệ tự nhiên.
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước, đem lại giá trị cao.
+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia.
– Đặc điểm:
+ Gồm công nghiệp điện tử (máy tính, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông…) và tin học (phần mềm, ứng dụng…)
+ Là ngành công nghiệp trẻ.
+ Đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
+ Sản phẩm phong phú đa dạng, thay đổi chất lượng, mẫu mã theo hướng hiện đại hóa
+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.
– Phân bố: Tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ…)
Công nghiệp điện tử tin học
4. Công nghiệp hành tiêu dùng
– Vai trò:
+ Sản xuất ra hàng hóa thông dụng, phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân và xuất khẩu.
+ Tận dụng nguồn lao động tại chỗ.
+ Huy động sức mạnh các thành phần kinh tế.
– Đặc điểm:
+ Vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh.
+ Thời gian xây dựng hạ tầng ngắn.
+ Quy trình sản xuất đơn giản.
+ Chịu ảnh hưởng từ nhân công, nguyên liệu, thị trường.
+ Dễ gây ô nhiễm môi trường nước, không khí
– Phân bố: Rộng rãi ở tất các cả nước, đặc biệt những nước có lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Pa-ki-xtan…)
Bản đồ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trên thế giới năm 2019
5. Công nghiệp thực phẩm
– Vai trò:
+ Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.
+ Thay đổi chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
– Đặc điểm:
+ Sản phẩm phong phú đa dạng.
+ Nguyên liệu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
+ Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong chế biến và bảo quản.
– Phân bố: có mặt ở các quốc gia nhưng phát triển nhất ở những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào (Trung Quốc, Hoa Kì, các nước EU, Ôx-trây-li-a…)
Công nghiệp thực phẩm
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
Câu 1. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. chi phí vận tải.
B. nguyên liệu.
C. thị trường.
D. lao động.
Đáp án: A
Giải thích: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 2. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành
A. nông nghiệp.
B. giao thông.
C. thương mại.
D. du lịch.
Đáp án: A
Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp
Câu 3. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.
D. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
Đáp án: B
Giải thích: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 4. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp nào sau đây?
A. Công nghiệp điện tử – tin học.
B. Công nghiệp khai thác than.
C. Công nghiệp thực phẩm.
D. Công nghiệp khai thác dầu mỏ.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Câu 5. Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?
A. Điện tử – tin học.
B. Khai thác dầu khí.
C. Khai thác than.
D. Chế biến thực phẩm.
Đáp án: D
Giải thích: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành nông nghiệp.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học?
A. Yêu cầu cao về trình độ lao động.
B. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện.
C. Không chiếm diện tích rộng.
D. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
Đáp án: D
Giải thích:
Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử – tin học
– Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước
– Không chiếm diện tích rộng
– Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
=> Nhận xét: Gây ô nhiễm môi trường không khí là sai.
Câu77. Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?
A. Điện tử – tin học.
B. Hóa chất và cơ khí.
C. Dệt – may, giày – da.
D. Chế biến thực phẩm.
Đáp án: D
Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp.
Câu 8. Công nghiệp điện tử – tin học được coi là
A. có vị trí quan trọng, là quả tim của ngành công nghiệp nặng.
B. thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của các quốc gia.
C. nguồn nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia.
D. ngành công nghiệp đi trước một bước trong phát triển kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Vai trò của ngành công nghiệp điện tử – tin học: là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới
Câu 9. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước?
A. Công nghiệp điện tử – tin học.
B. Công nghiệp khai thác dầu khí.
C. Công nghiệp hàng tiêu dùng.
D. Công nghiệp khai thác than.
Đáp án: A
Giải thích: Ngành công nghiệp điện tử – tin học được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của một nước.
Câu 10. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản.
B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.
D. khai thác khoáng sản, thủy hải sản.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Câu 11. Ngành công nghiệp nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Hoá chất.
B. Luyện kim.
C. Cơ khí.
D. Thực phẩm.
Đáp án: C
Giải thích: Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là ngành công nghiệp cơ khí.
Câu 12. Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Cơ khí máy công cụ.
B. Cơ khí chinh xác.
C. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
D. Cơ khí hàng tiêu dùng.
Đáp án: A
Giải thích: Nhận định chưa chính xác là những nước có sản lượng quặng sắt lớn cũng là những nước có sản lượng thép cao vì những nước có sản lượng thép lớn chủ yếu nhập khẩu quặng sắt từ các nước khác về.
Câu 13. Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?
A. Thủy tinh.
B. Thực phẩm.
C. Giày – da.
D. Dệt – may.
Đáp án: B
Giải thích: Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành công nghiệp có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.
Câu 14. Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành nào dưới đây?
A. Cơ khí máy công cụ.
B. Cơ khí chính xác.
C. Cơ khí hàng tiêu dùng.
D. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
Đáp án: A
Giải thích: Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành cơ khí máy công cụ.
Câu 15. Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất?
A. Công nghiệp điện tử – tin học.
B. Công nghiệp thực phẩm.
C. Công nghiệp năng lượng.
D. Công nghiệp luyện kim.
Đáp án: A
Giải thích:
– Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, năng lượng, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu để thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.
– Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm.
Bài giảng Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải