Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật.
– Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
– Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
– Giải thích được vì sao vi sinh vật trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn thực vật, động vật; phân bố rộng hơn nhiều so với những nhóm sinh vật khác.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vi sinh vật, tự tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo và hợp tác, chia sẻ, điều hành nhóm trong thực hiện các hoạt động học tập.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về vi sinh vật.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về vi sinh vật, cách nhận biết, nghiên cứu vi sinh vật, đặc điểm và phân loại vi sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, giáo án, powerpoint.
– Tranh ảnh, sơ đồ phân loại vi sinh vật.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh
– SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
– Tìm hiểu trước ở nhà về sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Giúp học sinh xác định được mục tiêu bài học.
– Tạo vấn đề giúp HS tự tin, tò mò, hứng khởi để tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
– GV đưa ra các hình ảnh về màu sắc của nước, và yêu cầu HS trả lời: Tại sao nước lại có màu sắc như vậy?
c) Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời của học sinh về tác nhân gây ra màu sắc đặc biệt của nước.
+ Tác nhân do vi sinh vật.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ |
|
– Chiếu hình ảnh về màu sắc ở các môi trường nước và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi. |
– Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
Định hướng, giám sát: + Quan sát giúp đỡ HS, khơi gợi trí tưởng tượng cho học sinh. |
– Cá nhân HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời. |
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận |
|
– GV gọi một số HS trả lời, khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra ý kiến. |
– HS được chỉ định trả lời câu hỏi – Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. |
Bước 4. Nhận định và kết luận |
|
– GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận. – GV dẫn dắt vào bài học: Vậy để tìm hiểu xem vi sinh vật là gì? Chúng ta hãy cùng vào bài học ngày hôm nay. |
– Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm VSV và các nhóm vi sinh vật
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm vi sinh vật.
– Kể tên được các nhóm vi sinh vật.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 20.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 19: Công nghệ tế bào
Giáo án Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giáo án Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
Giáo án Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật
Giáo án Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây