Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Video giải Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
1. Tính chất của nước biển và đại dương
a. Độ muối
– Độ muối trung bình khoảng 35 ‰, tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa, lương nước các con sông đổ vào.
– Độ muối thay đổi theo vĩ độ: ở cực độ muối thấp nhất, chí tuyến độ muối cao nhất.
– Độ muối thay đổi theo độ sâu, tùy thuộc điều kiện khí tượng, thủy văn.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ biển và đại dương trung bình khoảng 170C, thay đổi theo mùa, giảm dần từ xích đạo về 2 cực, giảm dần theo độ sâu.
2. Sóng, thủy triều, dòng biển
a. Sóng
– Là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Sơ đồ sóng biển
– Nguyên nhân do gió, gió càng mạnh, sóng càng lớn.
– Sóng thần: Do hoạt động kiến tạo dưới đáy biển tạo nên, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, có thể cao trên 20m.
Sóng thần ở Nhật Bản
b. Thủy triều
– Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày
– Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất
– Khi Trái Đất – mặt Trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng thì thuỷ triều lên cao nhất (triều cường)
– Khi trái Đất – mặt Trăng và mặt trời vuông góc với nhau thì thuỷ triều xuống thấp nhất (triều kém)
– Ngoài ra thủy triều còn chịu tác động của khí áp, đường bờ biển
c. Dòng biển
– Là các dòng chảy trong các biển, đại dương. Do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, gió trong các biển, đại dương khác nhau.
– Có 2 loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh
– Sự phân bố các dòng biển:
+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao
+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao, chảy về vùng vĩ độ thấp
+ Vùng gió mùa, xuất hiện dòng biển theo mùa
3. Vai trò của biển và đại dương đối với nền phát triển kinh tế xã hội
– Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: Sinh vật biển, khoáng sản, năng lượng sóng biển, thủy triều…
– Là môi trường cho các hoạt động kinh tế – xã hội: Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, giao thông vận tải…
– Điều hòa khí hậu, đảm bảo đa dạng sinh học.
Phát triển du lịch biển
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Câu 1. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. dòng biển nóng.
B. áp thấp ôn đới.
C. gió địa phương.
D. frông ôn đới.
Đáp án: A
Giải thích: Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của các dòng biển nóng. Một số dòng biển nóng điển hình ở khu vực này như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Xích đạo, Ghi-nê,…
Câu 2. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào?
A. Vuông góc.
B. Thẳng hàng.
C. Vòng cung.
D. Đối xứng.
Đáp án: A
Giải thích: Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc.
Câu 3. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?
A. Dòng biển Gơn-xtrim.
B. Dòng biển Pê-ru.
C. Dòng biển Bra-xin.
D. Dòng biển Đông Úc.
Đáp án: B
Giải thích: Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Grơn-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,…
Câu 4. Độ muối trung bình của đại dương là
A. 35‰.
B. 32‰.
C. 34‰.
D. 33‰.
Đáp án: A
Giải thích: Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%o và thay đổi theo không gian.
Câu 5. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?
A. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
B. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.
C. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
D. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
Đáp án: D
Giải thích: Dòng biển nóng là các dòng biển có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
Câu 6. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ
A. bán cầu Bắc xuống Nam.
B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
C. bán cầu Nam lên Bắc.
D. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
Đáp án: B
Giải thích:
– Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
– Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
– Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 7. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu
A. lạnh, khô hạn.
B. nóng, ẩm ướt.
C. lạnh, ít mưa.
D. ấm, mưa nhiều.
Đáp án: D
Giải thích: Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu ấm, mưa nhiều do tác động chủ yếu của các dòng biển nóng.
Câu 8. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là
A. sóng biển.
B. triều cường.
C. dòng biển.
D. thủy triều.
Đáp án: A
Giải thích: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là sóng biển.
Câu 9. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu
A. ẩm, mưa nhiều.
B. khô, ít mưa.
C. nóng, mưa nhiều.
D. lạnh, ít mưa.
Đáp án: B
Giải thích: Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu khô, ít mưa do tác động chủ yếu của các dòng biển lạnh.
Câu 10. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do
A. các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.
B. hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.
C. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
Đáp án: C
Giải thích: Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.
Câu 11. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
B. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
C. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Đáp án: C
Giải thích: Trên các biển và đại dương có hai loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
Câu 12. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: D
Giải thích: Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 13. Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. dòng biển.
B. Tín phong.
C. áp cao.
D. gió mùa.
Đáp án: D
Giải thích: Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Ở trên Trái Đất, khu vực có gió mùa hoạt động thường mưa nhiều, điển hình như khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…
Câu 14. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Sóng ngầm.
B. Thủy triều.
C. Sóng biển.
D. Dòng biển.
Đáp án: B
Giải thích: Thủy triều được hình thành chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 15. Vai trò quan trọng nhất của biển và đại dương đối với khí quyển của Trái Đất là
A. cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
B. cung cấp hơi nước cho quá trình sản sinh khí O2.
C. cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
D. giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
Đáp án: D
Giải thích: Đối với khí quyển Trái Đất, biển và đại dương đóng một vai trò quan trọng thể hiện trong việc giảm bớt tính khắc nhiệt của thời tiết và khí hậu. Các khối khí nóng khí đi qua biển, đại dương vào đất liền sẽ mát, ẩm; còn các khối khí lạnh sẽ ấm hơn.
Bài giảng Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới