Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
– Nêu được đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
– Viết được các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều.
– Nêu được khái niệm rơi tự do. Biết nguyên lý hoạt động của các dụng cụ đo gia tốc rơi tự do và biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
– Nhận biết được các loại chuyển động ném ngang, ném xiên.
– Biết cách dùng phương pháp tọa độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném ngang, cũng như phương pháp phân tích chuyển động cong nói chung.
– Tìm được biểu thức tính tầm xa của vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
– Năng lực thực nghiệm.
– Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.
– Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
– Xây dựng được các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều.
– Vận dụng công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để làm bài tập và tính toán được các bài toán thực tiễn.
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành.
– Đưa ra được phán đoán về các yếu tố ảnh hưởng tới sự rơi của vật.
– Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này.
– Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất.
– Vận dụng được các công thức tính thời gian chuyển động ném, tầm bay xa để giải một số bài toán đơn giản.
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
– Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
+ Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thảo luận, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
+ Trung thực: Khách quan, trung thực trong việc thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả của dự án
+ Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của cá nhân được phân công trong làm việc nhóm; tuân thủ đúng nội quy, nguyên tắc khi thực hiện thí nghiệm; có ý thức vận dụng những hiểu biết, kiến thức vật lí vào thực tiễn cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Bài powerpoint có kèm các hình ảnh liên quan đến chuyển động biến đổi, rơi tự do và chuyển động ném.
– Bộ dụng cụ thí nghiệm (1 bộ/ 1 nhóm) đo gia tốc rơi tự do gồm:
+ Máng đứng, có dây dọi.
+ Viên bi thép.
+ Nam châm điện.
+ Cổng quang điện.
+ Giá đỡ 3 chân, có vít chỉnh cân bằng, trụ thép.
+ Đồng hồ đo thời gian hiện số
+ Công tắc kép.
– Mẫu báo cáo thực hành (Bảng ghi số liệu, tính toán, nhận xét đánh giá kết quả)
– Video hỗ trợ bài học
https://www.youtube.com/watch?v=rQZ3u1nnvQE Video giới thiệu các dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.
– Máy tính xách tay, ti vi kết nối mạng.
Các video trên được chia sẻ đường link cho học sinh học tập và tìm hiểu trước khi đến giờ học.
– Bộ thí nghiệm về chuyển động ném.
– Phần mềm mô phỏng thí nghiệm về chuyển động ném.
– Phiếu học tập và mẫu báo cáo thực hành:
Phiếu học tập số 1 Câu 1: Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều tổng quát. Câu 2: Dựa vào đồ thị 4.2 hãy viết lại công thức tính gia tốc. Từ đó, suy ra công thức vận tốc. Hình 4.2 Câu 3: Từ cách tính độ dịch chuyển đã học ở tiết trước, hãy tính độ dịch chuyển dựa vào đồ thị. Từ đó, suy ra công thức quãng đường và công thức độc lập thời gian liên hệ giữa các đại lượng. Câu 4: Từ các đồ thị vận tốc – thời gian trong hình dưới: a. Hãy viết công thức về mối liên hệ giữa v với a và t của từng chuyển động ứng với từng đồ thị trong hình trên. b. Chuyển động nào là chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều? |
Phiếu học tập số 2 Câu 1: Một chiếc ô tô có gia tốc trong khoảng cách dừng lại là -7,0 m/s2. Ước tính khoảng cách dừng lại nếu lúc bắt đầu trượt ô tô này đang chạy ở tốc độ 108 km/h. Câu 2: Tại hiện trường vụ tai nạn trên một con đường, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Thử nghiệm trên mặt đường này cho thấy loại ô tô đó có gia tốc trong khoảng các dừng lại là -6,5 m/s2. Biết tốc độ cho phép loại ô tô này chạy trên đường đó là 90 km/h. Ô tô này có chạy quá tốc độ cho phép không? |
Phiếu học tập số 3 Câu 1: Nhận xét thời gian rơi của hai vật trong các trường hợp sau: a. Sự rơi của viên bi và mảnh giấy khi cùng thả rơi ở cùng một độ cao trong không khí? b. Sự rơi của hai vật trên khi đưa vào ống hút chân không? c. Trong hai trường hợp trên, có những lực nào tác dụng vào vật? Câu 2: Thế nào là sự rơi tự do. Kí hiệu và đặc điểm của gia tốc rơi tự do? Viết lại các công thức chuyển động thẳng biến đổi đều trong trường hợp này. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 41 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Giáo án Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
Giáo án Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Giáo án Bài 1: Lực và gia tốc
Giáo án Bài 2: Một số lực thường gặp
Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc