Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Mô tả được chuyển động từ đồ thị của chuyển động.
– Vẽ được đồ thị của chuyển động từ các số liệu đặc trưng cho chuyển động.
– Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.
– Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học:
– Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để phân tích hiện tượng
– Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập.
– Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập.
– Tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
Năng lực giải quyết vấn đề:
– Giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, các tình huống xảy ra trong quá trình tìm hiểu bài.
– Năng lực thực nghiệm.
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
– Thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b. Năng lực đặc thù môn học
Nhận thức vật lí:
– Từ đồ thị phân tích, suy luận được các số liệu đặc trưng cho chuyển động và mô tả được chuyển động.
– Từ các số liệu đặc trưng cho chuyển động biết xử lí số liệu và vẽ được đồ thị mô tả chuyển động.
– Biết cách tìm độ dịch chuyển tổng hợp, tổng hợp hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc có phương vuông góc với nhau
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới gốc độ vật lí:
– Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình.
– Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để phân tích được đồ thị, độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
– Nêu một số tình huống thực tiễn thể hiện ứng dụng xác định độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp.
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lí.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
– Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập:
+ Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.
+ Chăm học: luôn nỗ lực vươn lên, tiến bộ trong học tập.
+ Có trách nhiệm: quan tâm tới các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Bài giảng powerpoint: Chuẩn bị một số đoạn video về chuyển động tổng hợp, một số đồ thị độ dịch chuyển, thời gian, một số câu hỏi về trắc nghiệm có liên quan tới bài học.
– Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
– Chuẩn bị một số kiến thức để giải đáp thắc mắc cho HS.
– Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1 Một vật chuyển động dọc theo dường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng 2.1
1. Từ bảng số liệu hãy cho biết tính chất chuyển động của vật. 2. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của vật. Từ đó nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi. 3. Tính độ dốc của đồ thị và so sánh giá trị này với vận tốc. |
Phiếu học tập số 2 Hình 2.3 vẽ một số đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng. Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của các chuyển động thẳng này, hãy cho biết hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây: 1. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi 2. Độ dốc lớn hơn tốc độ lớn hơn 3. Độ dốc bằng 0, vật đứng yên 4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại |
Phiếu học tập số 3 Đọc bài tập mẫu ở nội dung I.2 trang 23, tương tự hãy thảo luận và làm bài tập sau: Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng 2.3.
Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và sử dụng đồ thị này để tìm tốc độ của xe. |
Phiếu học tập số 4 Câu 1: Tính độ dịch chuyển và quãng đường từ nhà bạn đến trường bằng bản đồ Câu 2: Một ô tô đi 17 km theo hướng Đông và sau đó đi 10 km về hướng Bắc (hình 2.6 SGK – Trang 24). Quãng đường ô tô đi được là 27km. a. Vẽ véctơ độ dịch chuyển ứng với chiều đi của ô tô. (Hướng dẫn: Gốc trùng với mũi của ) b. Vẽ véc tơ độ dịch chuyển tổng hợp . (Hướng dẫn: Nối điểm gốc của với mũi của ) c. Từ hình vẽ hãy tìm độ lớn và hướng của véc tơ độ dịch chuyển tổng hợp |
Phiếu học tập số 5 Đọc bài tập ví dụ mẫu ở nội dung III trang 26, tương tự hãy thảo luận và làm bài tập sau: Câu 1: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2 . Biết vận tốc v = 24 m/s, v1 = 17 m/s. a. Vẽ sơ đồ các vectơ thể hiện các vận tốc. b. Sử dụng sơ đồ để tìm v2 . c. Sử dụng sơ đồ để tìm góc giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước. Câu 2: Một đoàn tàu đang chuyển động đều với tốc độ 8 m/s và có một người soát vé đang ổn định khách trong toa tàu. Một học sinh đứng bên đường thấy người soát vé đi với vận tốc bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau: a. Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu. b. Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu. c. Người soát vé đứng yên trên tàu. |
Phiếu học tập số 6 Câu 1. Trái Đất quay xung quanh trục từ phía tây sang phía đông, một vòng mỗi ngày. Tại đường xích đạo, bề mặt Trái Đất đang quay với tốc độ 1675 km/h. Từ một vị trí trên đường xích đạo của Trái Đất, phóng tên lửa về phía đông hay về phía tây sẽ có lợi hơn
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 22 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
Giáo án Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Giáo án Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
Giáo án Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Giáo án Bài 1: Lực và gia tốc
Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc