Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.
– Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
– Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.
– Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết).
– Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
– Nêu được:
+ Một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí.
+ Các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.
2. Năng lực
Năng lực chung
– Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.
– Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
– So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
Năng lực môn vật lí:
– Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
3. Phẩm chất
– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học
– Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
– Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Hãy xem bảng hướng dẫn sử dụng sách ở trang 2 SGK. Sau đó nêu ý nghĩa của các biểu tượng trong đó. Câu 2: Hãy nhớ và viết lại các đơn vị sử dụng trong hệ SI. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của vật lí và mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà bác học vật lí mà em biết. Câu 2: Hãy nêu mục tiêu của môn vật lí? Học tốt môn vật lí sẽ giúp ích gì cho e? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe và tài sản? Câu 2: Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4a Lấy ví dụ về kiến thức được hình thành từ quan sát thực nghiệm? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4b Lấy ví dụ về kiến thức được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Dựa vào nguyên nhân gây sai số, hãy nêu và trình bày các loại sai số đó? Câu 2: Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1. Cách xác định giá trị trung bình? Xác định sai số tuyệt đối của mỗi lần đo, sai số tuyệt đối trung bình, sai số dụng cụ của một đại lượng cần đo, từ đó xác định sai số tuyệt đối của phép đo? Câu 2. Cách ghi giá trị A của một đại lượng vật lí khi kèm sai số? Định nghĩa các chữ số có nghĩa và quy ước viết giá trị của một đại lượng vật lí khi kèm sai số? Vận dụng: Tìm những chữ số có nghĩa trong các số: 215; 0,56; 0,002; 3,8.104. Câu 3. Đo chiều dày của một cuốn sách được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu? Viết kết quả đo? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Câu 1. Nêu cách tính sai số tỉ đối? Câu 2. Nêu cách tính sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu; sai số tương đối của một tích hoặc thương? Câu 3. a. 127 + 1,60 + 3,1= ? b. (224,612 x 0,31) : 25,116 = ? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Câu 1: Quan sát các hình ảnh sau và nêu những biện pháp an toàn khi sử dụng điện tương ứng? a. b. c. d. e. f. Câu 2: Quan sát các biển báo, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo? a. b. c. d. e. f. g. h.
i. k. l. m. n. o. Câu 3: Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9 Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: Từ khóa: năng lực, vật chất, sự vận động, năng lượng. a. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của ……….. và ………… b. Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối ……… của vật chất và năng lượng. c. Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển ……………… vật lí. Câu 2: Nêu lại các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. Câu 3: Vận dụng: Bảng 1. Ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định.
a. Tính giá trị trung bình của thời gian rơi. b. Tìm sai số tuyệt đối trung bình. |
2. Học sinh
– Ôn lại những vấn đề đã được học về vật lí ở cấp THCS.
– SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập
a. Mục tiêu:
– Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu môn Vật lí
– Biết cách sử dụng sách giáo khoa trong quá trình tự học, tự tìm hiểu tài liệu.
b. Tổ chức thực hiện:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 28 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí
Giáo án Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
Giáo án Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Giáo án Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
Giáo án Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc