Lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 14: Moment. Điều kiện cân bằng của vật
A. Lý thuyết Moment. Điều kiện cân bằng của vật
1. Moment lực – Moment ngẫu lực
a. Khái niệm moment lực
– Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó:
M = F.d
Với: F là độ lớn của lực
d là khoảng cách từ trục đến quá của lực, gọi là cánh tay đòn
Mô tả tác dụng làm quay của lực đối với trục quay O
– Trong hệ SI, đơn vị của moment lực là N.m
Giá của lực đi qua trục quay thì không có tác dụng làm quay ở hình a
b. Khái niệm moment ngẫu lực
– Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực. Dưới tác dụng của ngẫu lực, chỉ có chuyển động quay của vật bị biến đổi
Ví dụ: Trong đó đều có tác dụng làm vô lăng quay ngược chiều kim đồng hồ và có cánh tay đòn lần lượt là d1 và d2.
Ta có khoảng cách giữa hai giá của hai lực d = d1 + d2. Lúc đó, d gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực
Khi đó, moment của ngẫu lực đối với trục quay đi qua điểm O được xác định
Ngẫu lực xuất hiện ở một số tình huống trên
2. Quy tắc Moment
a. Quy tắc moment
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại:
b. Điều kiện cân bằng của vật
– Khi vật rắn ở trạng thái cân bằng, lực tác dụng vào vật phải có hai điều kiện sau:
+ Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không
+ Tổng moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì bằng không.
– Trong điều kiện về moment lực, ta cần quy ước các moment lực có xu hướng làm vật quay theo một chiều có giá trị dương. Từ đó, các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược với chiều dương quy ước sẽ có giá trị âm.
Diễn viên xiếc sử dụng quy tắc cân bằng để đi trên dây
Thanh bập bênh cân bằng
B. Trắc nghiệm Moment. Điều kiện cân bằng của vật
Câu 1: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm.
B. trục cố định đó.
C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.
D. trục bất kỳ.
Đáp án đúng là: B.
B – đúng. Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định đó.
Câu 2: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:
A. 100 N.m.
B. 2,0 N.m.
C. 0,5 N.m.
D. 1,0 N.m.
Đáp án đúng là: D.
Moment của ngẫu lực là:
Câu 3: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.
A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11 N.
D. 11 Nm.
Đáp án đúng là: D.
Moment lực của một lực đối với trục quay là
Câu 4: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy
A. 2 kg.
B. 6 kg.
C. 5 kg.
D. 4 kg.
Đáp án đúng là: D.
Gọi O là điểm bắt đầu nhô ra của thanh sắt, O chính là trục quay của thanh, G là trọng tâm của thanh.
Khi đầu A của thanh bắt đầu bênh lên, ta có
Câu 5: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.
A. 500 N.
B. 400 N.
C. 200 N.
D. 100 N.
Đáp án đúng là: A.
Áp dụng quy tắc moment ta có:
Câu 6: Moment lực đối với một trục quay là
A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.
C. cặp lực có tác dụng làm quay vật.
D. đại lượng đùng để xác định độ lớn của lực tác dụng.
Đáp án đúng là: A.
Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
Câu 7: Công thức tính moment lực đối với một trục quay
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính moment lực đối với một trục quay là trong đó F là độ lớn của lực tác dụng, d là cánh tay đòn.
Câu 8: Cánh tay đòn của lực là
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Đáp án đúng là: A.
Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
Câu 9: Quy tắc moment lực:
A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
C. không dùng cho vật chuyển động quay.
D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.
Đáp án đúng là: D.
Quy tắc moment lực dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.
– Ví dụ về áp dụng quy tắc moment lực cho trường hợp cái cân thăng bằng là vật rắn có trục quay cố định.
– Ví dụ áp dụng quy tắc moment lực cho trường hợp chiếc cuốc chim đang được dùng để bẩy một tảng đá (trục quay tạm thời đi qua điểm tiếp xúc của cuốc với mặt đất).
Câu 10: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh
A.trục đi qua trọng tâm.
B. trục nằm ngang qua một điểm.
C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.
D. trục bất kỳ.
Đáp án đúng là: A.
A – đúng, khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. Trường hợp này ngẫu lực không gây ra một tác dụng nào đối với trục quay nghĩa là có trục quay qua tâm cũng như không có.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Tổng hợp lực – Phân tích lực
Bài 15: Năng lượng và công
Bài 16: Công suất – Hiệu suất
Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng