Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
– Định nghĩa được độ dịch chuyển.
– Nhận biết và phân biệt được độ dịch chuyển và quãng đường đi được.
– Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp của một vật.
– Biết cách xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của một vật khi nó di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác
2. Năng lực
– Nêu được cách xác định độ dịch chuyển của chuyển động.
– Phân tích được sự khác nhau giữa độ dịch chuyển và quãng đường đi được.
– Vận dụng kiến thức để giải bài tập, tình huống thực tiễn liên quan.
3. Về phẩm chất
– Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Máy chiếu hoặc ti vi lớn để chiếu hình ảnh bản đồ, hình vẽ trong bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:
– Học sinh cần xác định sự khác nhau giữa quãng đường đi được độ dịch chuyển.
b) Nội dung:
– Học sinh quan sát sơ đồ chuyển động của vật trên hình và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của học sinh.
+ Quãng đường ô tô đi được: 10.10 = 100 (m)
+ Vị trí ô tô có thể H, B, L, E
d) Tổ chức thực hiện:
– GV phổ biến nhiệm vụ như trong phần nội dung, cho học sinh quan sát hình ảnh, yêu cầu thảo luận cặp đôi và ghi kết quả ra nháp.
– HS xem hình ảnh, thảo luận ghi lại kết quả.
– GV cho học sinh trả lời
– HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét đánh giá. Đặt vấn đề: Làm thể nào xác định chính xác vị trí lúc sau của người đó?
2. Hoạt động 2: Cách xác định vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm
a) Mục tiêu:
– Học sinh biết khi nào vật được coi là chất điểm
– Học sinh biết cách xác định vị trí của vật (được coi như chất điểm) chuyển động trong mặt phẳng, trên một đường thẳng ở thời điểm khác nhau.
– Học sinh biết xác định gốc thời gian, thời điểm, khoảng thời gian.
b) Nội dung:
– Học sinh nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa để thực hiện các nhiệm vụ sau:
Ví dụ 1: Xác định vị trí của điểm A
Ví dụ 2: Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 11 h. Biết vật chuyên động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.
– Từ 2 ví dụ phân tích học sinh rút ra cách xác định vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm khi vật chuyển động trên mặt phẳng và chuyển động trên đường thẳng.
c) Sản phẩm dự kiến:
Nội dung HS ghi được:
– Để xác định vị trí của vật chuyển động trên mặt phẳng, người ta dùng hệ toạ độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên các trục toạ độ được xác định theo một tỉ lệ xác định.
Vị trí A (xA, yA)
Trong thực tế, người ta thường chọn hệ toạ độ trùng với hệ toạ độ địa lí, có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành là đường nối hai hướng địa lí Tây – Đông, trục tung là đường nối hai hướng địa lí Bắc – Nam.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
Giáo án Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Giáo án Bài 5: Tốc độ và vận tốc
Giáo án Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
Giáo án Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – Thời gian
Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây