Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
A. Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
1. Đặc điểm vị trí địa lí
– Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương và ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
– Nước ta vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.
– Phần lãnh thổ đất liền kéo dài từ vĩ độ 8°34′B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 109°28′Đ đến kinh độ 109°28′Đ. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50′B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.
– Vị trí địa lý của Việt Nam có các đặc điểm nổi bật bao gồm: nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật trên đất liền và trên biển; ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu và có nhiều thiên tai.
2. Phạm vi lãnh thổ
– Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
– Vùng đất bao gồm đất liền, các đảo và quần đảo với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là 331 344 km.
– Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với ba quốc gia là Trung Quốc, Lào và Campuchia, chiều dài gần 5 000 km.
– Đường bờ biển của Việt Nam có chiều dài 3 260 km, kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, hình chữ S.
– Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km và có hàng nghìn đảo, quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
– Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là nhân tố quan trọng gây ra tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và sự phân hoá da dạng của thiên nhiên nước ta.
– Khí hậu của nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, có hai mùa gió, và phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
– Vị trí địa lí của nước ta làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng.
– Đối với sinh vật: Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật, do đó Việt Nam có tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, không chỉ ở sinh vật nhiệt đới mà còn ở các loài cận nhiệt đới và ôn đới.
– Đối với khoáng sản: Vị trí địa lí của nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoảng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, do đó Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều loại như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, bô-xit, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh.
B. 10 câu trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Câu 1: Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước là nhờ?
A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài.
Đáp án đúng: B
Câu 2: Đường bờ biển nước ta có chiều dài?
A. 2360km.
B. 2036km.
C. 3206km.
D. 3260km.
Đáp án đúng: D
Câu 3: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên:
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.
B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên như sau:
– Vị trí nội chí tuyến; nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
– Là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
– Nằm tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 4: Nước ta có không có chung đường biên giới với ba quốc gia nào?
A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Cam-pu-chia.
Đáp án đúng: B
Câu 5: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Đáp án đúng: C
Câu 6: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
Đáp án đúng: B
Giải thích: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta với tọa độ 23023’B và 105020’Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Câu 7: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ
A. 150 vĩ tuyến
B. 160 vĩ tuyến
C. 170 vĩ tuyến
D. 180 vĩ tuyến
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Điểm cực Bắc của nước ta có tọa độ 23023’B và 105020’Đ;
+ Điểm cực Nam có tọa độ 8034’B và 104040’Đ.
=> Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ 150 vĩ độ.
Câu 8: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại?
A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở.
C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
D. Khí hậu phân hoá phức tạp.
Đáp án đúng: A
Giải thích:
– Lãnh thổ hình dạng dài khiến giao thông Bắc – Nam gặp nhiều trở ngại, đồng thời việc quản lí lãnh thổ cũng khó khăn hơn;
– Khí hậu nước ta phân hóa phức tạp do lãnh thổ dài, hẹp ngang kết hợp gió mùa.
– Khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn nguyên nhân do vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ quy định => Đây không phải là hạn chế của hình dạng lãnh thổ.
Câu 9: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.
B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.
Đáp án đúng: C
Câu 10: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
Đáp án đúng: C
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Vị trí và phạm vị lãnh thổ Việt Nam
Lý thuyết Bài 2: Địa hình Việt Nam
Lý thuyết Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
Lý thuyết Bài 4: Khoáng sản Việt Nam
Lý thuyết Bài 5: Khí hậu Việt Nam