Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Câu 1 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Một trong những bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Nguyễn là
A. chính quyền vua Lê – chúa Trịnh đã được phục hồi.
B. nội bộ triều đình Tây Sơn mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
C. vua Quang Trung đồng ý nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
D. Nguyễn Ánh đã điều đình với triều đình Tây Sơn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Một trong những bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Nguyễn là nội bộ triều đình Tây Sơn mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
Câu 2 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Nhân vật lịch sử nào sau đây có công thành lập triều Nguyễn (1802)?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Nguyễn Huệ.
C. Nguyễn Kim.
D. Nguyễn Ánh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Câu 3 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã đóng đô ở địa bàn nào sau đây?
A. Thăng Long.
B. Sơn Tây.
C. Phú Xuân.
D. Hoa Lư
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Câu 4 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Từ năm 1831 – 1832 (thời vua Minh Mạng), các đơn vị hành chính của Việt Nam dưới thời Nguyễn lần lượt từ trên xuống là
A. tỉnh, phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
C. tỉnh, tổng, phủ, huyện/ châu, xã.
B. tổng, tỉnh, huyện/ châu, phủ, xã
D. tỉnh, phủ, huyện/ châu, xã, tổng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1831 – 1832 (thời vua Minh Mạng), các đơn vị hành chính của Việt Nam dưới thời Nguyễn lần lượt từ trên xuống là tỉnh, phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
Câu 5 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Dưới thời Nguyễn, quân đội bao gồm các lực lượng nào sau đây?
A. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
B. Thuỷ binh, kị binh, tượng binh, pháo binh.
C. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
D. Bộ binh, thuỷ binh, kị binh, tượng binh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dưới thời Nguyễn, quân đội bao gồm các lực lượng: Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
Câu 6 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao nào sau đây đối với phương Tây?
A. Linh hoạt, khôn khéo.
B. Khước từ quan hệ.
C. Đặt mối quan hệ hữu hảo.
D. Qua lại thân thiết.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nhà Nguyễn khước từ quan hệ ngoại giao đối với phương Tây
Câu 7 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 15.1, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:
a) Đặt tên cho lược đồ.
b) Nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Đặt tên: Lược đồ hành chính Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng
♦ Yêu cầu b) Tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng
– Trong những năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
– Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,… Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.
– Chính sách đối ngoại
+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.
+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.
+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.
Câu 8 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà ham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bỏ nhiệm vụ Front Toub chăm sóc cha mẹ”.
(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Tập 3, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)
a) Cho biết đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nào của nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của thành tựu đó đối với nhà Nguyễn và dân tộc.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Thành tựu: Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là: Luật Gia Long)
♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa: là luật pháp thành văn của nhà Nguyễn góp phần quản lí đất nước và ổn định xã hội.
Câu 9 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Ghép các biểu hiện ở cột B với lĩnh vực ở cột A sao cho đúng với tình hình văn hoá của nhà Nguyễn đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
Ghép các thông tin theo trình tự sau đây:
1-C, D; 2- A, E; 3- B, H; 4- I, L; 5-G, K.
Câu 10 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Chọn những cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (…) để thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn:
A. Dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa;
B. Cử người ra quần đảo Trường Sa;
C. Tái lập đội Hoàng Sa;
D. Cắm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa;
E. Quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
Lời giải:
Điền các thông tin theo trình tự sau đây:
(1) Tái lập đội Hoàng Sa;
(2) Cắm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa;
(3) Dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa;
(4) Quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
(5) Cử người ra quần đảo Trường Sa;
Câu 11 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về xã hội dưới thời Nguyễn đầu thế kỉ XIX.
Lời giải:
– Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.
– Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.
– Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.
– Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856),…
Câu 12 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 15.3, hãy:
a) Cho biết đây là loại hình nghệ thuật nào.
b) Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật đó.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Nhã nhạc cung đình Huế
♦ Yêu cầu b) Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trang trọng. Nhã nhạc đã có từ thời Lý, Trần. Đến thời Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Câu 13 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 15.4, hãy:
a) Cho biết tên của tượng đài này.
b) Cho biết việc nhân dân xây dựng tượng đài đó thể hiện điều gì.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Tượng đài về hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
♦ Yêu cầu b) Việc nhân dân xây dựng tượng đài thể hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX