Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Câu 1 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do
A. tác động từ các cuộc phát kiến địa lí của người châu
B. chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.
C. những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
D. chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.
Câu 2 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là
A. Toàn quyền.
B. Thống lĩnh.
C. Hoàng gia.
D. Hoàng đế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là Toàn quyền.
Câu 3 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Về kinh tế, chính sách của thực dân Anh đã
A. biến Ấn Độ thành thị trường lớn của Anh.
B. biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất lớn về công nghiệp.
C. giúp Ấn Độ có hệ thống hạ tầng hiện đại.
D. khiến Ấn Độ có hệ thống đường sắt yếu kém và lạc hậu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Về kinh tế, chính sách của thực dân Anh đã biến Ấn Độ thành thị trường lớn của Anh.
Câu 4 trang 35 SBT Lịch Sử 8: Cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi-lip-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Đông Nam Á.
B. Hội những người bị áp bức ở Á Đông.
C. Đồng minh những người chính nghĩa.
D. Tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi-lip-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân.
Câu 5 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á chuyển dần theo khuynh hướng nào sau đây?
A. Phong kiến.
B. Vô sản.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á chuyển dần theo khuynh hướng tư sản
Câu 6 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nào sau đây không phải của nhân dân Đông Nam Á?
A. Khởi nghĩa Xi-pay.
B. Phong trào Cần vương.
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.
D. Khởi nghĩa của nhà sư Ang-xnuông.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khởi nghĩa Xi-pay không phải là cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á
Câu 7 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Chọn những từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (…) để có thông tin đúng về tác động từ chính sách cai trị của thực dân Anh đối với xã hội Ấn Độ: A. cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859), B. mâu thuẫn cơ bản nhất, C. hàng chục triệu người chết đói, D. Đảng Quốc đại, E. thực dân Anh.
Dưới ách cai trị của …(1)…, đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến …(2)… vào cuối thế kỉ XIX. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh trở thành …(3)…. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập ở Ấn Độ chống lại thực dân Anh, tiêu biểu là … (4)… và cao trào đấu tranh 1905 – 1908 dưới sự lãnh đạo của …(5)…
Lời giải:
Dưới ách cai trị của thực dân Anh, đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh trở thành mâu thuẫn cơ bản nhất Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập ở Ấn Độ chống lại thực dân Anh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) và cao trào đấu tranh 1905 – 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Câu 8 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng (theo mẫu) về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới ách đô hộ của thực dân Anh.
Lĩnh vực |
Một số nét chính |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Xã hội |
|
Lời giải:
Lĩnh vực |
Một số nét chính |
Chính trị |
– Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh. – Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. – Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. |
Kinh tế |
– Thực dân Anh thi hành nhiều chính sách để vơ vét, bóc lột nhân dân Ấn Độ. – Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh. – Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt. – Các ngành đóng tàu, khai mỏ,… suy yếu, không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh. – Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc. |
Xã hội |
– Văn hóa truyền thống của Ấn Độ bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội. – Đời sống nhân dân cực khổ. nạn đói xảy ra liên tiếp. – Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản, dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập. |
Câu 9 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 14.1, hãy:
a) Cho biết bức hình phản ánh cuộc khởi nghĩa nào của Ấn Độ?
b) Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa đó.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Hình 14.1 là hình ảnh của cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859).
♦ Yêu cầu b) Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859)
– Gọi là khởi nghĩa Xi-pay vì lực lượng tham gia khởi nghĩa là những người lính Xi-pay – lính Ấn Độ đánh thuê trong quân đội Anh. Họ có tinh thần dân tộc, bị thực dân Anh đối xử bất công và xúc phạm tôn giáo nên nổi dậy khởi nghĩa.
– Rạng sáng ngày 10-5-1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), 3 trung đoàn lính Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt chỉ huy Anh, lôi kéo cả nông dân các vùng phụ cận tham gia. Cuộc khởi nghĩa lan ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn. Năm 1859, thực dân Anh huy động lực lượng đàn áp. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác.
– Cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại, nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX