Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn
Câu 1 trang 11 SBT Lịch Sử 8: Biểu hiện nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Vương triều Mạc?
A. Đất nước ở trong tình trạng bị chia cắt.
B. Quan lại và địa chủ hoành hành.
C. Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực.
D. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều địa phương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
– Bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Vương triều Mạc:
+ Quan lại và địa chủ hoành hành.
+ Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực.
+ Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều địa phương.
Câu 2 trang 11 SBT Lịch Sử 8: Năm 1527, ở Đại Việt diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Triều Mạc tổ chức kì thi Hội ở Thăng Long.
B. Mạc Đăng Dung lập ra Vương triều Mạc.
C. Triều Mạc ban hành chính sách hạn điền.
D. Mạc Đăng Dung tổ chức kì thi Đình cuối cùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc.
Câu 3 trang 11 SBT Lịch Sử 8: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
A. Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên ngôi hoàng đế.
B. Chính sách cứng rắn và tham vọng của Trịnh Kiểm.
C. Nhà Mạc muốn mở rộng phạm vi kiểm soát ra phía Bắc.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Nam – Bắc triều là do: mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng.
Câu 4 trang 11 SBT Lịch Sử 8: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là do
A. phạm vi ảnh hưởng của họ Nguyễn lớn, lan rộng khắp Bắc Bộ.
B. mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. sự liên kết giữa Vương triều Mạc và chính quyền họ Nguyễn.
D. mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là do mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.
Câu 5 trang 12 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 4.1, hãy:
a) Cho biết tên của di tích theo gợi ý: liên quan đến Đào Duy Từ, là công trình phòng thủ vững chắc của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
b) Nêu hiểu biết của em về di tích lịch sử này.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Tên di tích: Lũy Thầy
♦ Yêu cầu b) Một số thông tin tư liệu về Lũy Thầy
– Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.
– Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 – 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.
– Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
– Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…
– Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…
Câu 6 trang 12 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 4.2, hãy:
a) Xác định trên lược đồ địa danh phân chia phạm vi kiểm soát của nhà Trịnh và nhà Nguyễn sau khi kết thúc cuộc xung đột.
b) Nêu hệ quả của cuộc đột xung Trịnh – Nguyễn.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
– Phạm vi kiểm soát của chính quyền Lê – Trịnh: từ sông Gianh trở ra Bắc
– Phạm vi kiểm soát của chính quyền chúa Nguyễn: từ sông Gianh trở vào Nam
♦ Yêu cầu b) Hệ quả của cuộc đột xung Trịnh – Nguyễn:
– Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Cuộc xung đột cũng đã làm suy yếu quốc gia Đại Việt.
– Tuy vậy, nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê – Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
– Trước sức ép tấn công của nhà Lê – Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Câu 7 trang 12 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu và giới thiệu với thầy cô và bạn học về một nhân vật lịch sử hoặc một địa danh tiêu biểu được đề cập trong bài học mà em ấn tượng nhất.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn
Thành Nhà Mạc Lạng Sơn nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo nhằm phục vụ khách du lịch và người dân quanh vùng tham quan, vãn cảnh.
Dấu tích của thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, từ chân núi dẫn lên cổng thành hơn 100 bậc tam cấp được xây dựng để tạo thuận lợi cho du khách lên tham quan. Vào tới trong thành là một khu đất trống rộng hàng trăm m2; bao xung quanh ngoài những đoạn tường thành có 3 đỉnh núi cao hàng chục mét. Để du khách lên các đỉnh núi thăm quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn, do vậy đây là một địa điểm lý tưởng để cho du khách và người dân tham quan, vãn cảnh.
Vào những ngày lễ, tết, ngày nghỉ lượng du khách về đây tham quan tương đối đông, một phần do vị trí của di tích thuận tiện nằm trong quần thể Di tích núi Tô Thị, Động Tam Thanh, Nhị Thanh, một phần vì sự độc đáo của danh thắng này nên không chỉ du khách phương xa mà các bạn trẻ trong vùng và người dân sinh sống xung quanh danh thắng cũng chọn nơi đây là điểm dã ngoại.
Câu 8 trang 13 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi.
“Năm ấy [1572], các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quả nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.147)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh hiện thực lịch sử gì?
b) Nêu suy nghĩ của em khi đọc đoạn tư liệu này.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Đoạn tư liệu phản ánh nỗi khổ của của người dân do hậu quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
♦ Yêu cầu b) (*) Tham khảo: Đọc đoạn tư liệu này, em cảm nhận được nỗi thống khổ của người dân Nghệ An, khi họ phải đối mặt với tình trạng mất mùa, đói kém, dịch bệnh…
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII