Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Câu 1.1 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành nào?
A. Công nghiệp chế tạo vũ khí.
B. Hàng không.
C. Giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ.
D. Tất cả các ngành trên.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.2 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu về khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX?
A. Công bố “bản đồ gen người”.
B. Định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.
C. Thuyết tiến hoá và di truyền.
D. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.3 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là
A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
B. kinh tế chính trị học tư sản.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. chủ nghĩa xã hội khoa học.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Câu 1.4 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Trong số các danh nhân sau, danh nhân nào không phải là người Nga?
A. A. Pu-skin. B. I. Lê-vi-tan. C. Lép Tôn-xtôi. D. Ph. Gôi-a.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Câu 1.5 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?
A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
B. Đóng được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
C. Phát minh ra máy điện tín.
D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.6 trang 59 SBT Lịch Sử 8: Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?
A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.
B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Bài tập 2 trang 60 SBT Lịch Sử 8: Hãy ghép tên danh nhân ở bên trái với thông tin ở bên phải sao cho phù hợp.
Câu 2.1 trang 60 SBT Lịch Sử 8: Về các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – C |
2 – B |
3 – A |
4 – H |
5 – D |
6 – G |
7 – E |
Câu 2.2 trang 60 SBT Lịch Sử 8: Về một số thành tựu văn học và nghệ thuật
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – B |
2 – D |
3 – A |
4 – C |
5 – E. |
B. Tự luận
Bài tập 1 trang 61 SBT Lịch Sử 8: Hãy lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những thành tựu chủ yếu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Ý nghĩa/tác động |
Khoa học |
………………. |
……………………………….. |
Kĩ thuật |
………………. |
……………………………….. |
Văn học |
………………. |
……………………………….. |
Nghệ thuật |
………………. |
……………………………….. |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Ý nghĩa/tác động |
Khoa học |
– Khoa học tự nhiên: + Thuyết vạn vật hấp dẫn. + Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. + Thuyết tiến hoá – Lĩnh vực khoa học xã hội: + Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. + Thuyết kinh tế chính trị học tư sản. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng. + Chủ nghĩa xã hội khoa học. |
– Các thành tựu về khoa học tự nhiên đã: + Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người; + Đặt cơ sở cho cuộc cách mạng trong kĩ thuật và công nghiệp. – Những trào lưu tư tưởng tiến bộ đã: + Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản; + Phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới; + Hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. |
Kĩ thuật |
– Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước. – Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim – Năng lượng điện. – Động cơ đốt trong. – … |
– Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. |
Văn học |
– Tấn trò đời của H. Ban-dắc; – Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô (Pháp); – Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga)… |
– Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội; – Thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc. – Đặt nền móng cho văn học hiện đại. |
Nghệ thuật |
– Âm nhạc: xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc với các tác phẩm nổi tiếng. – Kiến trúc: Cung điện Véc-xai (Pháp)… – Hội họa: xuất hiện nhiều danh hoạ với các tác phẩm nổi tiếng, gắn bó với cuộc sống hiện thực. |
– Góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời; – Thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc. |
Bài tập 2 trang 61 SBT Lịch Sử 8: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) giới thiệu về một thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật tiêu biểu hoặc một danh nhân văn hoá có nhiều đóng góp trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Lời giải:
(*) Tham khảo: giới thiệu về nhà văn Vích-to Huy-gô
Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay. Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn; ông cũng có những trải nghiệm cuộc sống vất vả từ những hành trình theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Tuổi thơ khắc nghiệt ấy đã để lại những dấu ấn không bao giờ phai trong sáng tạo của thiên tài.
Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX – một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Một số tiểu thuyết của ông được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới và đã quen biết ở Việt Nam như: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),…
Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păngtêôn, nơi trước đó chỉ dành cho vua chúa và các danh tướng. Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Vích-to Huy-gô – Danh nhân văn hoá của nhân loại.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)