Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 35: SỰ THỐNG NHẤT VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào – cơ thể – môi trường) và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống (trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
– Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, xác định nội dung hợp tác nhóm: Thảo luận sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
– Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được các ví dụ hoạt động hằng ngày của cơ thể để thấy rõ cơ thể là một thể thống nhất.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Bằng những dẫn chứng cụ thể, chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
3. Phẩm chất
– Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
– Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.
– Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– SGK, SGV, SBT.
– Các hình ảnh trong bài học.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh:
– Bài cũ ở nhà.
– Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập bằng cách nêu tình huống.
b) Nội dung:
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân thông qua việc liên hệ với các kiến thức đã học.
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của học sinh.
Người đang chạy cần có sự hoạt động phối hợp của: hệ vận động (cơ, xương,..), hệ tuần hoàn (tim đập, các mạch máu vận chuyển máu,…), hệ hô hấp (hít vào thở ra,..), hệ thần kinh (mắt nhìn,….), hệ bài tiết (tiết mồ hôi,…),…
– Ngoài ra còn có sự phối hợp của các quá trình: chuyển hóa vật chất và năng lượng (tạo ra năng lượng để thực hiện chạy), trao đổi chất, bài tiết,…
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Chiếu hình ảnh người đang chạy. – GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào quá trình nào trong cơ thể? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập – Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày câu trả lời. – Các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học mới: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn? |
– Câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể
a) Mục tiêu:
– Dựa vào sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống (trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
– Lấy được ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.
b) Nội dung:
– Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tranh trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
c) Sản phẩm:
– Các câu trả lời của HS.
1. Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:
+ Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.
+ Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào phân hóa thành nhiều mô, cơ quan, hệ cơ quan. Trong đó, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
– Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì tất cả những hoạt động sống như trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản của cơ thể đều được thực hiện ở tế bào. Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 35: Sự thống nhất về mặt cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây