Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Từ trường
A. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Từ trường
Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Từ phổ là một hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực đẩy lên vật liệu từ đặt trong nó.
C. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ thưa.
D. Cả ba phương án trên.
Đáp án: A
Giải thích:
B sai vì biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực lên vật liệu từ đặt trong nó.
C sai vì nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau.
Câu 2. Để thay đổi lực hút của nam châm điện cho phù hợp với mục đích sử dụng ta có thể thay đổi
A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. lõi sắt có kích thước phù hợp.
C. số vòng dây quấn thích hợp.
D. Cả ba phương án trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Để thay đổi lực hút của nam châm điện cho phù hợp với mục đích sử dụng ta có thể thay đổi: cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, lõi sắt có kích thước phù hợp, số vòng dây quấn thích hợp.
Câu 3. Không gian xung quanh dây dẫn có dòng điện có
A. ánh sáng.
B. lực đẩy.
C. từ trường.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: C
Giải thích:
Không gian xung quanh dây dẫn có dòng điện có từ trường.
Câu 4. Nam châm điện được cấu tạo trong thiết bị nào sau đây?
A. Rơ le điện từ.
B. Loa điện.
C. Máy phát điện.
D. Cả ba phương án trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Nam châm điện được cấu tạo trong thiết bị:
– Rơ le điện từ.
– Loa điện.
– Máy phát điện.
– Cả ba phương án trên.
Câu 5. Trong các phtát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Mỗi đướng sức từ có một chiều xác định.
B. Từ trường bao quanh một nam châm.
C. Từ trường bao quanh một dây dẫn có dòng điện.
D. Từ trường bao quanh một dây dẫn đồng.
Đáp án: D
Giải thích:
D sai vì từ trường bao quanh một dây dẫn có dòng điện.
Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Mỗi đường sức từ … chiều xác định. Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.
A. có một.
B. có hai.
C. có ba.
C. không có.
Đáp án: A
Giải thích:
Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.
Câu 7. Từ trường được trực quan hóa bằng hình ảnh của
A. mạt sắt được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
B. kim nam châm được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
C. mạt nhôm được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Từ trường được trực quan hóa bằng hình ảnh của
– mạt sắt được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
– kim nam châm được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
C sai vì nhôm không bị thanh nam châm hút nên không sắp xếp thành từ phổ được.
Câu 8. Không gian xung quanh nam châm luôn có
A. khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
B. từ trường.
C. khả năng kéo, đẩy các mạt sắt.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Không gian xung quanh nam châm luôn có
– khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
– từ trường.
Câu 9. Để nhận biết từ trường ta có thể dùng
A. kim nam châm có trục quay.
B. thanh nam châm được treo tự do.
C. la bàn.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Để nhận biết từ trường ta có thể dùng
– kim nam châm có trục quay.
– thanh nam châm được treo tự do.
– la bàn.
Câu 10. Cấu tạo của nam châm điện bao gồm
A. một cuộn dây bao quay lõi sắt và có dòng điện chạy qua.
B. một cuộn dây bao quay lõi thép và có dòng điện chạy qua.
C. một cuộn dây bao quay lõi đồng và có dòng điện chạy qua.
D. một cuộn dây bao quay lõi nhôm và có dòng điện chạy qua.
Đáp án: A
Giải thích:
Cấu tạo của nam châm điện bao gồm một cuộn dây bao quay lõi sắt và có dòng điện chạy qua.
Câu 11. Biểu hiện cụ thể của tường trường là
A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
B. tác dụng lực hút lên các vật liệu từ đặt trong nó.
C. tác dụng lực hút lên các vật đồng, nhôm đặt trong nó.
D. Cả B và C
Đáp án: B
Giải thích:
Biểu hiện cụ thể của tường trường là tác dụng lực hút lên các vật liệu từ đặt trong nó.
Câu 12. Cực nào của nam châm cho ta trường mạnh nhất?
A. Cực Bắc.
B. Cực Nam.
C. Cả hai cực.
D. Phần chính giữa nam châm.
Đáp án: B
Giải thích:
Biểu hiện cụ thể của tường trường là tác dụng lực hút lên các vật liệu từ đặt trong nó.
Câu 13. Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm
A. có thể thay đổi được lực hút.
B. có thể thay đổi được cực từ.
C. có hai cực từ.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
C – sai vì đây là sự giống nhau của hai nam châm.
A, B đúng vì nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm có thể thay đổi được lực hút (khi thay đổi cường độ dòng điện) và thay đổi được cực từ (khi đổi chiều dòng điện).
Câu 14. Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện
A. vẫn còn từ tính một lúc mới mất hẳn.
B. mất hẳn từ tính.
C. bị thay đổi từ cực.
D. vẫn hút được các vật bằng sắt nhỏ nhẹ.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện mất hẳn từ tính.
Câu 15. Để thu được hình ảnh từ trường của thanh nam châm, người ta rắc
A. mạt sắt.
B. mạt đồng.
C. mặt nhôm.
D. Cả B và C.
Đáp án: A
Giải thích:
Để thu được hình ảnh từ trường của thanh nam châm, người ta rắ mạt sắt.
Video giải KHTN 7 Bài 15: Từ trường – Cánh diều
B. Lý thuyết KHTN 7 Bài 15: Từ trường
I. Khái niệm về từ trường
– Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong đó. Ta nói rằng không gian xung quanh nam châm có từ trường
– Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định
II. Từ phổ
– Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Đó là hình ảnh trực quan về từ trường.
III. Đường sức từ
– Mỗi đường sức từ có một chiều xác định
– Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm
– Từ trường mạnh thì đường sức từ mau (dày), nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa
IV. Chế tạo nam châm điện
– Dùng dây dẫn điện quấn quanh một thanh sắt tạo thành một cuộn dây có lõi sắt. Nối hai đầu cuộn dây với pin, trong cuộn dây có dòng điện chạy qua là một nam châm điện
– Xung quanh nam châm điện có từ trường
– Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây, nam châm điện mất từ trường nên nó không thể hút các vật có tính chất từ.
Sơ đồ tư duy về “Từ trường”
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Nam châm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Từ trường
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp