Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm
Video giải KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm – Cánh diều
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm
I. Sự truyền âm trong không khí
1. Tạo sóng âm
– Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm
– Khi phát ra âm, các nguồn âm đều rung động
+ O1 và O2 được gọi là vị trí cân bằng
+ Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng là dao động
2. Sự truyền âm trong không khí
– Dùng búa cao su đập nhẹ vào một nhánh của âm thoa, âm thanh phát ra truyền qua lớp không khí đến tai người nghe
– Khi âm thoa dao động, cả hai nhánh của âm thoa luân phiên cùng di chuyển lại gần và ra xa nhau
– Khi di chuyển ra xa nhau, mỗi nhánh âm thoa đẩy lớp không khí ở mặt bên ngoài của chúng, làm cho lớp không khí đó bị nén (lớp không khí giữa chúng bị giãn ra)
– Khi di chuyển lại gần nhau, hai nhánh âm thoa làm giãn lớp không khí ở các mặt bên ngoài (lớp không khí giữa chúng bị nén lại).
II. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng
Sóng âm truyền đi trong chất rắn và chất lỏng cũng tương tự như trong không khí
Sơ đồ tư duy về “Sự truyền âm”
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm
Câu 1. Âm thanh được phát ra trong trường hợp nào sau đây:
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các trường hợp trên, âm thanh được phát ra trong trường hợp trọng tài đang thổi còi.
Câu 2. Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát ra được khi nào?
A. Ngay khi gõ vào âm thoa.
B. Khi âm thoa dao động.
C. Khi âm thoa thôi không dao động,
D. Không có âm thanh.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát ra được khi âm thoa dao động.
Câu 3. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt làm âm thoa
A. để âm thoa đẹp hơn.
B. để âm thoa cứng hơn.
C. để âm thoa có thể dao động lâu hơn.
D. để âm thoa ít dao động hơn.
Đáp án: C
Giải thích:
Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt làm âm thoa để âm thoa có thể dao động lâu hơn.
Câu 4. Sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là do
A. cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh.
B. thân sáo dao động và phát ra âm thanh.
C. cột không khí trong ống sáo đứng ên tạo ra âm thanh.
D. thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh.
Đáp án: A
Giải thích:
Sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là do cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh.
Câu 5. Vì sao khi con ong bay lại tạo ra những tiếng vo ve?
A. Vì chúng vừa bay vừa kêu.
B. Vì chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.
C. Vì hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh.
D. Vì những đôi cánh của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi bay một số côn trùng như ong, ruồi, muỗi, … tạo ra những tiếng vo ve là vì những đôi cánh của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.
Câu 6. Đổ những lượng nước khác nhau vào bảy cái chai như hình vẽ. Thổi mạnh vào miệng các chai. Cho biết vật nào dao động?
A. Nước trong chai.
B. Cả chai và nước trong chai.
C. Chai đựng nước.
D. Không khí trong chai.
Đáp án: D
Giải thích:
Khi thổi mạnh vào miệng các chai sẽ làm cho không khí trong chai dao động và phát ra âm.
Câu 7. Những điều nào sau đây là sai khi nói về nguồn gốc âm thanh?
A. Âm thanh được phát ra từ các vật dao động.
B. Khi vật dao động, sẽ phát ra âm thanh.
C. Âm thanh có thể phát ra từ các vật không dao động.
D. Nguồn âm là nguồn có thể phát ra âm thanh.
Đáp án: C
Giải thích:
C sai vì âm thanh được phát ra từ các vật dao động.
Câu 8. Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào?
A. Cánh quạt.
B. Lớp không khí xung quanh cánh quạt.
C. Tụ điện.
D. Hộp số.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra, đó là do cánh quạt dao động.
Câu 9. Hộp đàn trong các đàn ghi ta, viôlông, … có tác dụng là
A. để tạo ra kiểu dáng cho đàn.
B. để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
C. để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
D. để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Đáp án: B
Giải thích:
Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, …có tác dụng để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
Câu 10. Khi trời mưa dông ta thường nghe thấy tiếng sấm. Tiếng sấm đó phát ra từ đâu?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
B. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây tiếng sấm.
C. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
D. Cả ba lí do trên.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi trời mưa dông, ta thường nghe tiếng sấm là do không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây tiếng sấm.
Câu 11. Người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để
A. mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh.
B. mặt trống không bị hỏng.
C. mặt trống ít bị rung.
D. mặt trống rung mạnh hơn.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát để mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh.
Câu 12. Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu?
A. Từ chiếc loa có màng đang dao động.
B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh.
C. Từ nút chỉnh âm thanh.
D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ chiếc loa có màng đang dao động.
Câu 13. Các dụng cụ nào phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động?
A. Sáo.
B. Kèn hơi.
C. Khèn.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Sáo, kèn hơi, khèn đều là nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó.
Câu 14. Dùng búa gõ xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm thanh là do
A. mặt bàn đứng yên.
B. mặt bàn dao động.
C. búa dao động.
D. tay dao động.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi dùng búa gõ xuống mặt bàn, ta nghe âm thanh của mặt bàn thì mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy được.
Câu 15. Trong trò chơi sau đây, vật nào phát ra âm thanh?
A. Sợi dây cao su.
B. Bàn tay.
C. Không khí.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: A
Giải thích:
Trò chơi kéo căng sợi dây cao su và dùng tay bật sợi dây làm nó dao động qua lại quanh vị trí cân bằng ⇒ nguồn âm là sợi dây cao su.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian
Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
Bài 11: Phản xạ âm
Bài 12: Ánh sáng, tia sáng