Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
A. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
Câu 1. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?
A. Quãng đường.
B. Tốc độ.
C. Thời gian.
D. Đồng hồ.
Đáp án: B
Giải thích:
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
Câu 2. Biểu thức tính tốc độ chuyển động của vật là:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Công thức tính tốc độ chuyển động của vật là .
Câu 3. Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?
A. So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.
B. So sánh thời gian đi cùng một quãng đường.
C. So sánh quãng đường khác nhau đi được trong những khoảng thời gian khác nhau.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta có thể:
– So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.
– So sánh thời gian đi cùng một quãng đường.
Câu 4. Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian |
Trần Dự |
100 m |
10 |
Nguyễn Đào |
100 m |
11 |
Ngô Khiêm |
100 m |
9 |
Lê Mỹ |
100 m |
12 |
A. Trần Dự.
B. Nguyễn Đào.
C. Ngô Khiêm.
D. Lê Mỹ.
Đáp án: C
Giải thích:
Từ bảng số liệu ta thấy, thời gian chạy cùng một quãng đường của bạn Ngô Khiêm là nhỏ nhất nên bạn Khiêm chạy nhanh nhất.
Câu 5. Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai?
A. v = 40 km/h.
B. v = 666,7 m/phút.
C. v = 4 km/phút.
D. v = 11,1 m/s.
Đáp án: C
Giải thích:
Tóm tắt:
t = 6 phút = 0,1 h = 360 s.
s = 4 km = 4000 m.
Lời giải
A đúng vì (km/h).
B đúng vì (m/phút).
C sai vì (km/phút).
D đúng vì (m/s).
Câu 6. Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?
A. 6000 m.
B. 750 m.
C. 125 m.
D. 1250 m.
Đáp án: A
Giải thích:
Tóm tắt
v = 5 m/s
t = 20 phút = 20 . 60 = 1200 s
s = ?
Lời giải
Quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là
s = v. t = 5 . 1200 = 6000 (m)
Câu 7. Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,7 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?
A. 10 phút.
B. 23,33 phút.
C. 30 phút.
D. 40 phút.
Đáp án: B
Giải thích:
Tóm tắt
v = 0,5 m/s
s = 0,7 km = 700 m
t = ?
Lời giải
Thời gian bạn A đến thư viện là:
23,33 phút
Câu 8. Một bạn đạp xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, xuất phát từ nhà lúc 6 h 30 phút và đến trường lúc 7 h 00 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường 6km. Tốc độ của bạn đó là
A. 2 m/s.
B. 2,5 m/s.
C. 2,86 m/s.
D. 3,33 m/s.
Đáp án: D
Giải thích:
Tóm tắt
s = 6 km = 6000 m
t = 7 h 00 phút – 6 h 30 phút = 30 phút = 1800 (s)
v = ?
Lời giải
Tốc độ đạp xe của bạn đó là
Câu 9. Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 10 m/s = …. km/h.
A. 0,36 km/h.
B. 3,6 km/h.
C. 36 km/h.
D. 360 km/h.
Đáp án: C
Giải thích:
10 m/s = 10 . 3,6 = 36 km/h
Câu 10. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là
A. m/s.
B. km/h.
C. m/h.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.
Câu 11. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 13 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
A. 3 km.
B. 4 km.
C. 6 km/h.
D. 9,75 km.
Đáp án: D
Giải thích:
Đổi 45 phút = 0,75 h
Quãng đường người đó đi được là
s = v. t = 13 . 0,75 = 9,75 km.
Câu 12. Một người đi quãng đường 1,2 km với vận tốc 10 m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15 h.
B. t = 15 h.
C. t = 2 min.
D. t = 14,4 min.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có v = 10 m/s = 10 . 3,6 = 36 km/h.
Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
2 min
Câu 13. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi
1,2 m/s thì thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là:
A. 0,5 h.
B. 1,67 h.
C. 1,5 h.
D. 2 h.
Đáp án: B
Giải thích:
Đổi 1,2 m/s = 1,2 . 3,6 = 4,32 km/h.
Thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là
Câu 14. Một người đi xe máy trong 5 phút được quãng đường 4 km. Vận tốc chuyển động của người đó là:
A. v = 40 km/s.
B. v = 400 m/min.
C. v = 4 km/min.
D. v = 13,33 m/s.
Đáp án: D
Giải thích:
Đổi 5 phút = 5 . 60 = 300 s
Vận tốc người đi xe máy là
Câu 15. Một xe đạp đi với vận tốc 14 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe đạp.
B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 14 km.
D. Mỗi km xe đạp đi trong 14 giờ.
Đáp án: A
Giải thích:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Do vậy con số 14 km/h cho biết mỗi giờ xe đạp đi được 14 km.
Video giải KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động – Cánh diều
B. Lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
I. Khái niệm tốc độ
– Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm
– Nếu biết quãng đường vật đi và thời gian vật đi hết quãng đường đó thì tốc độ được xác định:
“Tốc độ = Quãng đường : Thời gian”
– Biểu thức: v =
Trong đó:
+ v: Tốc độ của vật
+ s: Quãng đường vật đi được
+ t: Thời gian vật đi được
II. Đơn vị đo tốc độ
– Nếu s có đơn vị là m, t có đơn vị là s => v có đơn vị là m/s
– Một số đơn vị khác của quãng đường, thời gian, tốc độ
s |
km |
km |
m |
t |
h |
phút |
phút |
v |
km/h |
km/phút |
m/phút |
III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
* Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
– Có thể dùng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian vật đi trên quãng đường AB. Bấm đồng hồ đo khi vật ở A và bấm dừng đồng hồ đo khi vật ở B. Đồng hồ bấm giây sẽ cho biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.
– Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài
– Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây. Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.
* Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
– Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 ở vị trí B. Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ. Thời gian xe đi từ A đến B được đọc ở đồng hồ đo thời gian hiện số
– Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời gian xe đi từ A đến B.
IV. Cách đo tốc độ bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
– Để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ, người ta dùng thiết bị “bắn tốc độ”. Thiết bị này đo tốc độ của xe đang chuyển động như sau:
+ Súng phát tia sáng tới xe, bộ phận xử lí tín hiệu súng xác định thời gian từ lúc phát tia sáng tới lúc nhận lại tia phản xạ từ xe về súng. Lấy khoảng thời gian đó nhân với tốc độ ánh sáng rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách từ xe tới súng
+ Súng tiếp tục phát tia sáng lần thứ hai, tia sáng tới xe và trở lại bộ phận thu giống như lần trước. Khoảng cách giữa xe và súng được tính tương tự như trên
+ Hiệu khoảng cách từ xe tới súng giữa hai lần bắn chính là quãng đường xe đi giữa hai lần bắn
+ Bộ phận xử lí của súng tính ra tốc độ của xe bằng cách chia quãng đường này cho khoảng thời gian giữa hai lần bắn (được lập trình sẵn trong súng)
Sơ đồ tư duy về “Tốc độ chuyển động”
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Hóa trị. Công thức hóa học
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 11: Phản xạ âm