Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường: ……………………………….. |
|
Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
|
………………………. |
BÀI MỞ ĐẦU: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG
TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn khoa học tự nhiên.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn khoa học tự nhiên 7).
2. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV, SBT.
– Hình ảnh về 3 hạt đỗ nằm trên mặt đất.
– Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
– Video về cây xấu hổ, cây hướng sáng và hạt phát tán.
– Video về quá trình nảy mầm của hạt đỗ.
– Xe có gắn tấm chắn sáng, máng nhôm.
2. Học sinh
– Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: Học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi:
H1: Có hiện tượng gì khi ta chạm tay vào lá cây xấu hổ?
H2: Đặc điểm của cây trước và sau khi để gần ánh sáng?
H3: Những hạt sau khi phát tán xuống đất có mọc lên thành cây con được không?
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
Dự kiến:
H1: Lá của cây khép lại.
H2: Cây hướng về phía có ánh sáng.
H3: Tuỳ ý kiến học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giáo viên cho học sinh quan sát một số video về các hiện tương tự nhiên: hiện tượng cây xấu hổ khép lá khi chạm vào nó, hiện tượng cây nghiêng về phía ánh sáng, hiện tượng phát tán hạt của cây.
– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi H1, H2, H3.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên: quan sát video và trả lời câu hỏi.
– Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
– Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nếu có.
– Học sinh nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
– Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng khiến chúng ta đặt câu hỏi “Tại sao?”, “Vì sao?” và môn khoa học tự nhiên sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi này. Trong bài học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu “phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp tìm hiểu tự nhiên
a) Mục tiêu
– Trình bày được một số phương pháp trong học tập môn khoa học tự nhiên.
– Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn khoa học tự nhiên.
– Làm được báo cáo, thuyết trình.
b) Nội dung
– HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm trả lời các câu hỏi, từ đó lĩnh hội kiến thức.
H1: Kiểu nằm của ba hạt trong hình như thế nào?
H2: Kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt không?
H3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì?
H4: Đặt câu hỏi nghi vấn cho vấn đề cần giải quyết.
H5: Để trả lời câu hỏi trên thì giả thuyết của em là gì?
H6: Từ giả thuyết em đưa ra, làm thế nào để kiểm tra giả thuyết và kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào? (VD: Sự nảy mầm của hạt đỗ)
H7: Khi thực hiện phương án em đưa ra thì em rút ra được kết luận gì?
H8: Khi em đã có kết luận chính xác cho vấn đề thì em đã tiến hành qua các bước nào?
c) Sản phẩm
– Các câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
+ H1: Kiểu nằm của ba hạt trong hình 1 khác nhau: nằm ngữa, nằm nghiêng, nằm ngang.
+ H2: Dự đoán của học sinh.
+ H3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên: Là việc tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật.
+ H4: Liệu kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
+ H5: Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó, các hạt nằm ngửa trên mặt đất không nảy mầm được.
+ H6: Để kiểm tra giả thuyết cần làm thí nghiệm để chứng minh
Các công việc cần làm để kiểm tra giả thuyết là:
+ Chuẩn bị mẫu vật: 45 hạt đỗ có hình dạng và kích thước gần như nhau.
+ Dụng cụ thí nghiêm: 3 khay chứa cùng lượng đất ẩm.
+ Lập phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.
+ H7: Kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
+ H8: Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi.
Bước 2: Xây dựng giả thuyết.
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết.
Bước 4: Phân tích kết quả.
Bước 5: Viết và trình bày báo cáo.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên
Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây