Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 27: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thòng qua SGK và các nguồn học liệu khác.
– Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, mò tả được cấu tạo của khí khổng, mò tả được sự trao đổi khí qua tế bào khí khổng và các cơ quan hô hấp ở người.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
– Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được quá trình quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá và qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm.
– Cẩn thận, khách quan và trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận.
– Tích cực tuyên truyền việc trồng và bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh hô hấp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Hình ảnh sơ đồ cấu tạo khí khổng, trao đổi khí qua khí khổng, các cơ quan trao đổi khí ở động vật, sơ đồ mô tả đường khi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người.
– Phiếu học tập.
– Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập, bảng phụ.
– SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 7, Kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh:
– Bài cũ ở nhà.
– Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Giúp học sinh xác định được nội dung cần tìm hiểu trong tiết học về trao đổi khí ở sinh vật.
b) Nội dung:
– GV đặt vấn đề, yêu cầu quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Hình bên thể hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể người với môi trường. Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua những hoạt động nào? Các loại khí này vận chuyển qua các cơ quan của hệ hô hấp như thế nào?
c) Sản phẩm:
Các câu trả lời của HS:
– Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua hoạt động chủ yếu là hô hấp (hít vào, thở ra).
– Sự vận chuyển các loại khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người: Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để đi vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua việc thở ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV nêu câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài học. |
– Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
a) Mục tiêu:
– HS trình bày được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật, cơ chế khuếch tán trong sự trao đổi khí.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ kiến thức bài 23, 25, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập)
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của học sinh.
– Đáp án phiếu học tập số 1.
Nội dung |
Thực vật |
Động vật |
Thời gian diễn ra quá trình trao đổi khí |
Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt ngày đêm (qua hô hấp). |
Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt ngày đêm (quang hợp và hô hấp). |
Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài |
Khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. |
|
Vai trò của sự trao đổi khí đối với cơ thể sinh vật |
Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Sự trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp tế bào, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide. |
Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Trao đổi khí thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp. |
Mối liên hệ giữa sự trao đổi khí và hô hấp tế bào |
Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao đổi khí ở các tế bào diễn ra. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây