Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 18. Nam châm
Môn học: KHTN – Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Tiến hành thí nghiệm để nêu được.
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).
– Xác định được các cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những thiết bị, dụng cụ có liên quan đến nam châm, tự thực hiện các thí nghiệm.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Năng lực nhận biết KHTN: Biết được lịch sử phát hiện của nam châm, sự tồn tại của nam châm, tính chất của nam châm, cách chế tác nam châm, ứng dụng nam châm trong cuộc sống.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành các thí nghiệm phát hiện nam châm, các vật có từ tính, xác định các cực của các dạng nam châm khác nhau.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu một số ứng dụng của nam châm trong các thiết bị, dụng cụ thường gặp trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
– Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
– Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
– Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
– SGK, SGV, SBT.
– Tranh ảnh, video liên quan đến bài học và mẫu vật các dạng nam châm thông dụng.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Chơi trò chơi
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, học sinh trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh xe hút đinh trên đường và trả lời câu hỏi: Câu 1: Để thu gom các vật sắc nhọn bằng sắt do nạn “đinh tặc” rải trên đường người ta đã làm gì để thu gom chúng một cách dễ dàng? Câu 2: Vì sao ta có thể đính một bức tranh lên bảng bằng sắt?… – Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: – Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 6: Từ; Bài 18: Nam Châm *Thực hiện nhiệm vụ học tập Nhóm 1, 4 trả lời Câu 1. Nhóm 2, 3 trả lời Câu 2. Nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm nhóm. HS hoàn thành phiếu học tập của nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. – GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – Giáo viên nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 6: Từ; Bài 18: Nam Châm. – Giáo viên nêu mục tiêu bài học. |
1. Người ta gắn các thanh nam châm sát mặt đường để chúng dễ dàng hút được các vật sắc nhọn bằng sắt. 2. Có thể đính một bức tranh lên bảng bằng sát là nhờ có các viên nam châm. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, học sinh nắm được thế nào là nam châm và lịch sử tìm ra nam châm và biết được tên gọi Tiếng Anh của nam châm là Magnet.
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề; học sinh đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nam châm |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giới thiệu đến học sinh hiểu thế nào là nam châm. Tổ chức dạy học: Giáo viên cho học sinh đọc phần giới thiệu lịch sử tìm ra nam châm, từ đó học sinh biết được tên gọi Tiếng Anh của nam châm là Magnet. Sau đó, Giáo viên tổ chức để học sinh trả lời các câu 1,2 và luyện tập. – GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi: 1. Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? 2. Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu. * Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc phần giới thiệu lịch sử tìm ra nam châm. Học sinh nghiên cứu các câu hỏi 1,2 và luyện tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét và chốt nội dung. |
1. Nam châm a. Tìm hiểu về nam châm Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép… Những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài được gọi là nam châm vĩnh cửu. Nếu bảo quản và sử dụng nam châm không đúng cách thì nam châm có thể mất từ tính. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nam châm
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây