Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 13. Độ to và độ cao của âm
Môn học: KHTN – Lớp 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
– Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.
– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
– Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
2.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số của sóng âm. Nêu được đơn vị của tần số là hertz (Hz).
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm và độ cao của âm liên hệ với tần số âm.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách người nghệ sĩ tạo ra âm to/ âm nhỏ, âm trầm/ âm bổng khi sử dụng nhạc cụ.
– Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi làm thí nghiệm về độ cao và độ to của âm.
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
3. Phẩm chất
– Nhân ái: Tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
– Trung thực: Khách quan, trung thực khi thu thập và xử lý số liệu; viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện.
– Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ được giao và quan tâm đến việc sử dụng các nhạc cụ trong cuộc sống hằng ngày.
– Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
– Có niềm say mê âm nhạc và hứng thú tự chế những nhạc cụ đơn giản.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Phương tiện dạy học: Bảng, máy tính, máy chiếu.
– Đồ dùng trực quan (để học sinh có thể thao tác trực tiếp):
+ Bàn, thước kẹp, hộp nhựa.
+ Hộp chữ nhật rỗng, dây thun bản lớn và dây thun bản nhỏ.
– Clip video: phân biệt độ trầm bổng của âm thanh.
Nguyên vật liệu: Ống hút, ống nhựa, dây đàn, dây thun, bình nước nhựa, hình vẽ: H13.1, H13.2, H13.3, H13.4, H13.5 (SGK), điện thoại thông minh.
III. Tiến trình dạy học
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò cần thiết của tiết học.
b. Nội dung: GV cho HS thực hiện thí nghiệm kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi ban đầu GV yêu cầu:
Khi khoảng cách đầu tự do của thước và mép bàn khác nhau thì khi ta gảy, đầu thước sẽ có độ dao động mạnh yếu khác nhau, vì vậy âm phát ra khác nhau.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên hướng dẫn HS về tiến trình thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao? *Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh quan sát, tiến hành lại thí nghiệm và suy nghĩ trả lời. – Giáo viên: Theo dõi, xử lý sai sót kịp thời. *Báo cáo và đánh giá sản phẩm – Học sinh trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. – Giáo viên nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Chúng ta thấy âm thanh do vật phát ra có to nhỏ, trầm bổng khác nhau. Vậy yếu tố nào quyết định tới âm thanh của vật? Chúng ta cùng vào bài mới hôm nay. |
|
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu độ to của âm
a. Mục tiêu
– Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ.
– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
b. Nội dung
GV cho HS quan sát H1.4 (Dao động kí), thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi SGK.
c. Sản phẩm
– Phiếu học tập cá nhân đã trả lời.
– Phiếu học tập của nhóm đã trả lời.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về biên độ dao động |
|
Chuyển giao nhiệm vụ – Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu dụng cụ và cách tiến hành đối với mỗi thí nghiệm trong SGK. – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm như SGK và trả lời câu hỏi: ? 1. Biên độ dao động là gì? ? 2. Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b). Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn? Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm. Báo cáo kết quả – GV mời HS trả lời. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Dự đoán câu trả lời HS: 1. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó. 2. Biên độ dao động ở hình b lớn hơn biên độ dao động ở hình a. Đánh giá kết quả Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức và ghi bảng.
|
1. Độ to của âm Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó. Trên màn hình dao động kí, biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 19 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây