Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Câu 1. Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử vào năm nào?
A. Năm 1070.
B. Năm 1075.
C. Năm 1077.
D. Năm 1080.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long (SGK 7 – trang 51).
Câu 2. Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là
A. chùa Linh Thông – Hà Nội.
B. Chùa Chuông – Hưng Yên.
D. tháp Phổ Minh – Hà Nội.
C. chùa Một Cột – Hà Nội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn,dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là chùa Một Cột – Hà Nội.
Câu 3. Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời
A. Lý.
B. Trần.
C. Hồ.
D. Lê sơ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành (năm 1040) dưới thời Lý.
Câu 4. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành
A. Vạn Xuân.
B. Đại Nam.
C. Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt (SGK 7 – trang 48).
Câu 5. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để
A. thờ Khổng Tử.
B. dạy cho các hoàng tử, công chúa.
C. dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
D. ghi chép quốc sử.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để dạy cho các hoàng tử, công chúa sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại người học giỏi trong nước đến học tập.
Câu 6. Năm 1010, Lý Công uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Đại La (Hà Nội).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Vạn An (Nghệ An).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cơ cấu hành chính thời Lý Lộ – phủ – huyện – hương – xã.
Câu 7. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?
A. Năm 1008.
B. Năm 1009.
C. Năm 1010.
D. Đầu năm 1011.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, các đại thần và tăng quan trong triều đình đã suy tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
Câu 8. Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Hồi giáo.
D. Đạo giáo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật nhất (SGK 7 – trang 51).
Câu 9. Quê hương của Lý Công Uẩn ở
A. Thuận Thành (Bắc Ninh).
B. Quế Võ (Bắc Ninh).
C. Từ Sơn (Bắc Ninh).
D. Đông Anh (Hà Nội).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Lý Công Uẩn là người Châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là
A. Quốc triều hình luật.
B. Luật Hồng Đức.
C. Hình luật.
D. Hình thư.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư (SGK 7 – trang 48).
Câu 11. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến nghi lễ nào trong sản xuất nông nghiệp của Đại Việt thời Lý?
A. Lễ mừng lúa mới.
B. Lễ tra hạt.
C. Lễ xuống đồng.
D. Lễ cày tịch điền.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình ảnh trên tái hiện tại lễ cày tịch điền (vua đích thân xuống cày ruộng nhằm khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp).
Câu 12. Bộ phận thống trị trong xã hội thời Lý gồm
A. nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
B. thương nhân, quan lại, nô tì.
B. nhà sư, quan lại, nông dân.
D. quý tộc, quan lại, địa chủ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Bộ phận thống trị trong xã hội thời Lý gồm quý tộc, quan lại, địa chủ (học sinh quan sát sơ đồ hình 14.2 Các giai cấp, tầng lớp thời Lý).
Câu 13. Nhà Lý đã mở thương cảng nào để trao đổi, buôn bán với nước ngoài?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Cam Ranh (Khánh Hòa).
C. Dung Quất (Quảng Ngãi).
D. Chân Mây (Thừa Thiên Huế).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nhà Lý đã mở thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để trao đổi, buôn bán với nước ngoài (SGK 7 – trang 50).
Câu 14. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển.
B. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
C. Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
D. Thành Đại La có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc phòng thủ quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
+ Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài;
+ Hoa Lư (Ninh Bình) là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
+ Đầu thế kỉ XI, Đại Cồ Việt đã có được nền hòa bình, ổn định vì vậy cần có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước hơn nữa.
Câu 15. Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Đạo phật được đề cao nên cấm sát sinh.
C. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
D. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân có việc nghiêm cấm hành vi giết mổ trâu, bò bởi thời Lý rất coi trọng sản xuất nông nghiệp và để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cần bảo vệ trâu bò. Do đó nếu người dân có hành vi vi phạm và cố ý giết mổ trâu bò sẽ bị xử lý nghiêm.
Câu 16. Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?
A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
B. Cho các tù trưởng miền núi tự ý cai quản vùng đất của mình.
C. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết các dân tộc, gả công chúa và ban tước cho các tù trưởng miền núi (SGK 7 – trang 48).
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
1. Sự thành lập nhà Lý
– Năm 1009, Lí Công Uẩn lên ngôi vua, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình).
– Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi Đại La thành Thăng Long (nay là Hà Nội)
Tượng đài Lí Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
2. Tình hình chính trị
* Chính trị
– Năm 1054, vua Lí Thánh Tông đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
– Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
* Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư – đây là bộ thành văn đầu tiên của Việt Nam.
* Quân đội:
– Gồm hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
– Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
* Đối ngoại:
– Thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước tù trưởng miền núi.
– Đối với nhà Tống và Chăm-pa giữ mối quan hệ hòa hiếu.
3. Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp
– Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.
– Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
+ Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi.
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp
– Thủ công nghiệp
+ Các cơ sở thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc.
+ Nghề thủ công dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm phong phú, tinh xảo, làm đồgốm, rèn sắt…
+ Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),…
– Thương nghiệp
+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng. Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán.
+ Hệ thống thương cảng được xây dựng như Vân Đồn.
4. Tình hình văn hóa
– Giai cấp thống trị: quý tộc, quan, địa chủ.
– Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.
+ Nông dân là lựu lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội được phân chia ruộng đất và phải nộp thuế cho nhà nước.
+ Nô tì là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân.
– Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt
5. Thành tựu giáo dục và văn hóa
* Giáo dục
– Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.
– Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
– Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.
→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
* Văn hóa
– Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca.
+ Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..
+ Các trò chơi dân gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.
* Kiến trúc – điêu khắc:
+ Kiến trúc phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..
+ Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)