Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực
Bài tập 1 trang 80 SBT Địa lí 7: Từ các ô bên dưới, đặt ba câu có ý nghĩa về địa hình châu Nam Cực.
1. ……………………………………………………………………………….
2. ……………………………………………………………………………….
3. ……………………………………………………………………………….
Lời giải:
– Câu số 1. Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày.
– Câu số 2. Ngoài lớp băng bao phủ lục địa, Nam Cực còn có lớp băng bao phủ ở thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và vùng biển nông.
– Câu số 3. Lớp băng bao phủ làm cho bề mặt các châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ.
Bài tập 2 trang 80 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 23.1 trong SGK, hãy điền thông tin vào bảng dưới đây:
Các khoáng sản chính |
Phân bố |
|
|
Lời giải:
Các khoáng sản chính |
Phân bố |
– Than đá và sắt, – Dầu mỏ và khí tự nhiên |
– Dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía Đông. – Thềm lục địa |
Bài tập 3 trang 80 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 23.4 trong SGK, hãy nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
Lời giải:
– Nhận xét: Nhìn chung nhiệt độ của châu Nam Cực quanh năm rất thấp, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
Bài tập 4 trang 81 SBT Địa lí 7: Quan sát các hình sau, hãy đánh dấu (X) vào để cho biết loài động vật tiêu biểu sống ở châu Nam Cực.
Lời giải:
Bài tập 5 trang 81 SBT Địa lí 7: Hãy sử dụng các từ đã cho trong hộp thông tin bên dưới để hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ giữa các đặc điểm tự nhiên ở châu Nam Cực.
Lời giải:
Bài tập 6 trang 82 SBT Địa lí 7: Cho đoạn văn sau, hãy gạch chân những cụm từ cho thấy đặc điểm thiên nhiên khác biệt của châu Nam Cực So với các châu lục khác trên thế giới và là nguyên nhân con người không thể sống thường xuyên ở nơi đây.
Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới. Khí hậu giá buốt, nhiệt độ luôn dưới 0°C, nơi đây đã từng ghi nhận nhiệt độ thấp nhất là – 94,5°C. Nam Cực cũng là châu lục rất khô hạn, lượng mưa hằng năm rất thấp, vùng nội địa gần như không có mưa. Gần toàn bộ châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày, trung bình là 1720 m, có nơi đạt tới 3 000 – 4000 m. Đây là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, tốc độ gió thường trên 60 km/h.
Lời giải:
Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới. Khí hậu giá buốt, nhiệt độ luôn dưới 0°C, nơi đây đã từng ghi nhận nhiệt độ thấp nhất là – 94,5°C. Nam Cực cũng là châu lục rất khô hạn, lượng mưa hằng năm rất thấp, vùng nội địa gần như không có mưa. Gần toàn bộ châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày, trung bình là 1720 m, có nơi đạt tới 3 000 – 4000 m. Đây là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, tốc độ gió thường trên 60 km/h.
Bài tập 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1 trang 82 SBT Địa lí 7: Băng hiện nay ở Nam Cực Có xu hướng
A. mỏng dần
B. dày thêm.
C. mở rộng về phía Xích đạo.
D. mở rộng về phía cực Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 2 trang 82 SBT Địa lí 7: Ý nào sau đây không đúng về châu Nam Cực?
A. Khí áp cao
B. Lạnh giá
C. Khô hạn
D. Ít gió bão
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 3 trang 82 SBT Địa lí 7: Châu Nam Cực được gọi là
A. cực lạnh thế giới.
B. cực bão thế giới.
C. cực dự trữ nguồn nước ngọt thế giới.
D. Tất cả đều đúng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 4 trang 82 SBT Địa lí 7: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở châu Nam Cực là:
A. vàng, bạc, sắt.
B. vàng, kim cương, sắt.
C. sắt, than đá, dầu khí.
D. sắt, man-gan, dầu khí.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 8 trang 82 SBT Địa lí 7: Viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) mô tả sự tác động của biến đổi khí hậu đến thiên nhiên châu Nam Cực.
Lời giải:
– Thiên nhiên châu Nam Cực rât nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ làm băng bị tan, dễn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thực ăn sinh vật.
– So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 20C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ tăng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6 – 9 oC, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết mới:
Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a
Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực