Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài tập 1 trang 66 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, vua Lê Thánh Tông đã
A. bãi bỏ một số chức vụ cao cấp, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
B. đứng đầu là vua và vua đặt ra 6 bộ.
C. vua chỉ bãi bỏ chức Tướng quốc.
D. vua chỉ nắm quyền hành ở trung ương, địa phương do các quan nắm giữ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2: Dưới thời vua Lê Thánh Tông cả nước chia làm
A. 5 đạo/thừa tuyên.
B. 13 đạo/thừa tuyên.
C. 6 đạo/thừa tuyên.
D. 8 đạo/thừa tuyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Điểm khác biệt nhất về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là
A. bộ máy nhà nước thời Lê sơ không có Thái thượng hoàng.
B. bộ máy nhà nước thời Lê sơ là quân chủ quan liệu chuyên chế.
C. bộ máy nhà nước thời Lê sơ có vua đứng đầu, dưới là quan lại.
D. bộ máy nhà nước thời Lê sơ đứng đầu là vua, giúp việc vua có các chức quan văn và quan võ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức dưới thời Lê sơ là
A. bảo vệ quyền lợi cho vua, hoàng tộc.
B. bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ một số quyền lợi của người phụ nữ.
C. bảo vệ chế độ phong kiến.
D. bảo vệ giai cấp thống trị.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 5: Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngày lễ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di”.
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462)
Lời căn dặn này đã thể hiện tư tưởng
A. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
B. nâng cao ý thức chủ quyền của Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập cho dân tộc, trừng trị nặng những tội danh bán nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 67 SBT Lịch sử 7: Dựa vào trang 88 – 89 trong SGK, hoàn thiện sơ đồ tư duy về kinh tế – xã hội thời Lê sơ.
Trả lời:
Bài tập 3 trang 67 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành thẻ nhớ về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Tên nhân vật: Nguyễn Trãi |
|
Tiểu sử (năm sinh – năm mất): 1380 – 1442 |
|
Đóng góp của nhân vật: – Tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – Có nhiều đóng góp cho sự phát triển nền văn học, sử học, địa lí của Việt Nam thời trung đại. |
|
– Điều em ấn tượng ở nhân vật: lòng yêu nước, thương dân, tài năng thao lược (chiến thuật “công tâm”); vốn hiểu biết sâu rộng,… |
|
– Điều em học tập được ở nhân vật: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, ý chí kiên cường,… |
Bài tập 4 trang 67 SBT Lịch sử 7: Dựa vào hai đoạn ca dao dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang”
1. Hình ảnh trong hai câu ca dao đầu gắn với đời sống của tầng lớp nhân dân nào thời Lê sơ?
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về cuộc sống xã hội thời Lê sơ được thể hiện qua các câu ca dao trên.
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Hai câu ca dau trên gắn với đời sống của tầng lớp nông dân thời Lê sơ.
– Yêu cầu số 2:
(*) Tham khảo: Nhà Lê sơ, đặc biệt là những vị vua đầu triều, như: vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông,… rất coi trọng và khuyến khích cự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự quan tâm và những chính sách tích cực của nhà nước nên sản xuất nông nghiệp của Đại Việt nhanh chóng được phục hồi và phát triển trở lại, nhiều năm liên tiếp mùa màng bội thu. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân dần ổn định, như lời ca tụng trong dân gian: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.
Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI