Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á
Video giải Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á
1. Bản đồ chính trị châu Á
– Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.
– Trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển.
– Các khu vực của châu Á:
+ Bắc Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 55°B đến cực, gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga.
+ Trung Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B – 55°B (Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan…)
+ Tây Nam Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 15°B – 45°B, chủ yếu là các quốc gia nằm trên bán đảo A-ráp, tiểu Á (Ả-rập-xê-út, I-rắc, Ca-ta….).
+ Nam Á: gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và ĐB. Ấn Hằng.
+ Đông Á: khu vực rộng lớn kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
+ Đông Nam Á: các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai bao gồm 11 nước.
2. Các khu vực thuộc Nam Á
a) Khu vực Bắc Á
– Vị trí, giới hạn: gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyen Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
– Khí hậu: lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
– Sông ngòi: mạng lưới khá dày, nhiều sông lớn như: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na,…
– Thực vật: chủ yếu là rừng lá kim
– Khoáng sản: tương đối phong phú, một số có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,…
b) Khu vực Trung Á
– – – Là khu vực duy nhất không tiếp giáp với đại dương.
– Diện tích: hơn 4 triệu km2
– Địa hình: thấp dần từ đông sang tây:
+ Phía đông: là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn, An-tai,…
+ Phía tây: là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi
+ Trung tâm là hồ A-ran.
– Khí hậu: ôn đới lục địa, lượng mưa thấp khoảng 300-400mm/năm.
– Thực vật: chủ yếu hoang mạc, phía bắc và ven hồ A-ran có thảo nguyên.
– Sông ngòi: 2 sông lớn nhất là Xưa Đa-ri-na và A-mu Đa-ri-a
– Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc
– Khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu.
c) Khu vực Tây Nam Á
– Vị trí giới hạn: bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà, có ranh giới tự nhiên với châu Âu là dãy Cáp-ca.
– Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên
– Khí hậu: khô hạn, và nóng, lượng mưa thấp, khoảng 200-300mm/năm.
– Sông ngòi: kém phát triển, có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat.
– Cảnh quan: phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.
– Khoáng sản: chiếm 1/2 trữ lượng dầu mỏ thế giới. Phân bố chủ yếu: đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng bán đảo A-ráp, vùng vịnh Péc-xich.
d) Khu vực Nam Á
– Diện tích: khoảng 7 triệu km2
– Địa hình:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc –đông nam.
+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng được bồi tụ bởi phù sa sông Ấn và sông Hằng.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
+ Phía tây: sơn nguyên I-ran.
– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh khô, mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm.
– Thực vật: rừng nhiệt đới gió mùa và xa-van.
– Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…
– Khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,…
e) Khu vực Đông Á
– Diện tích: Khoảng 11,5 triệu km2
– Địa hình: Đông Á gồm phần đất liền và hải đảo:
+ Phần đất liền: chiếm 96% diện tích vơi địa hình đa dạng : ở phía tây là hệ thống núi và cao nguyên cao, các bồn địa rộng lớn; ở phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.
+ Hải đảo: phần lớn lầ đồi núi, thường xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.
– Khí hậu:
+ Phần hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa; mùa đông gió tây bắc khô và lạnh; mùa hạ có gió tây nam, nóng ẩm.
+ Phía tây phần đất liền: quanh năm khô hạn do nằm sâu trong đất liền.
– Cảnh quan: đa dạng, phía tây đất liền có thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.
– Sông ngòi: nhiều hệ thống sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,…
– Khoáng sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt, thiếc, đồng,…
g) Khu vực Đông Nam Á
– Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2 gồm 2 phần: phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quầ đảo Mã Lai.
– Địa hình:
+ Phần đất liền: có các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, xen kẽ là các thung lũng cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa chủ yếu ở ven biển và hạ lưu các con sông.
+ Hải đảo: là nhiều đồi núi, ít đồng bằng, hay xảy ra động đất, núi lửa.
– Khí hậu:
+ phần đất liền: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ gió tây nam nóng, ẩm mưa nhiều; mùa đông gió đông bắc, khô và lạnh.
+ hải đảo: khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
– Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới với thành phần loài rất phong phú.
– Sông ngòi: mạng lưới tương đối dày với các sông như Mê Công, Mê Nam,…
– Khoáng sản: than, sắt, đồng, thiếc,…
Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á
Câu 1. Thảm thực vật nào tiêu biểu ở khu vực Nam Á?
A. Rừng xích đạo.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.
C. Thảo nguyên và bán hoang mạc.
D. Rừng lá kim.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thảm thực vật chủ yếu của Nam Á là rừng nhiệt đới và gió mùa và xa van. (sgk trang 122)
Câu 2. Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương
B. Ấn Độ Dương
C. Bắc Băng Dương
D. Đại Tây Dương
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Nam Á tiếp giáp với Ấn Đông Dương ở phía Nam. (sgk trang 122)
Câu 3. Nam Á có các hệ thống sông lớn nào?
A. Sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công
B. Sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát
C. Sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang
D. Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Các hệ thống sông lớn ở Nam Á là: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút. (sgk trang 122)
Câu 4. Miền địa hình nào nằm giữa khu vực Nam Á và Đông Á?
A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a
B. Sơn nguyên Đê-can
C. Dãy Gát Đông và Gát Tây
D. Đồng bằng Ấn-Hằng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Địa hình Nam Á bao gồm hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. (sgk trang 122)
Câu 5. Phần hải đảo của Đông Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
A. Bão tuyết
B. Động đất, núi lửa
C. Lốc xoáy
D. Hạn hán kéo dài
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Phần hải đảo có địa hình phần lớn là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần. (sgk trang 123)
Câu 6. Khu vực nào ở châu Á không tiếp giáp với đại dương?
A. Bắc Á.
B. Tây Nam Á.
C. Trung Á.
D. Nam Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trung Á là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp đại dương. (sgk trang 118).
Câu 7. Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành sáu khu vực. (sgk trang 118).
Câu 8. Hiện nay châu Á có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
A. 47 quốc gia và vùng lãnh thổ.
B. 48 quốc gia và vùng lãnh thổ.
C. 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
D. 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. (sgk trang 118).
Câu 9. Ở Tây Á, khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất?
A. Vàng.
B. Dầu mỏ.
C. Than.
D. Sắt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tây Á chiếm khoảng hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới. (Sgk trang 121).
Câu 10. Hướng nghiêng chung nào của địa hình khu vực Nam Á?
A. Hướng Tây – Đông.
B. Hướng vòng cung.
C. Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Hướng Tây Bắc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Địa hình Nam Á bao gồm hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. (sgk trang 122)
Câu 11. Tại sao cảnh quan tự nhiên của Tây Á phần lớn là bán hoang mạc và bán hoang mạc?
A. Do địa hình cao.
B. Nằm sâu trong nội địa.
C. Điều kiện khí hậu khô.
D. Gần dòng biển lạnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Do điều kiện khí hậu khô, cảnh quan tự nhiên của Tây Á phần lớn là bán hoang mạc và bán hoang mạc (sgk trang 121)
Câu 12. Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?
A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á
C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía Nam
D. Gây ra hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đặc biệt, sườn núi phía nam của Hi-ma-lay-a mưa rất nhiều. (sgk trang 122)
Câu 13. Vì sao khu vực Nam Á cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn?
A. Khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn
B. Khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp
C. Khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên nóng hơn về mùa hạ và ấm hơn về mùa đông
D. Dãy Hi-ma-lay-a cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn về mùa đông
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Do địa hình bao gồm dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ngăn cản gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Á tràn xuống Nam Á. (sgk trang 122)
Câu 14. Tại sao phần Tây đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn?
A. Do địa hình cao.
B. Nằm sâu trong nội địa.
C. Điều kiện khí hậu khô.
D. Gần dòng biển lạnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Phần tây phần đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc), do nằm sâu trong nội địa nên quanh năm khô hạn. (sgk trang 123).
Câu 15. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới là do đâu?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và phần lớn tiếp giáp biển Đông.
B. Hướng địa hình Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam.
C. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu.
D. Địa hình thấp nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Phần đất liền chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa, phần hải đảo khí hậu xích đạo quanh năm mưa nhiều (sgk trang 124 + 125)
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Châu Phi
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi